Bán vé số nuôi ngoại

Nguyễn Văn Chum : “Em ước sau này mình lại được đi học, được học Phật để sống tốt. Mỗi ngày đi lạy sám hối em đều cầu nguyện cho bà ngoại được mạnh khỏe, sống lâu...”
Nguyễn Văn Chum : “Em ước sau này mình lại được đi học, được học Phật để sống tốt. Mỗi ngày đi lạy sám hối em đều cầu nguyện cho bà ngoại được mạnh khỏe, sống lâu...”
Người cháu được nói tới trong bài này tên Nguyễn Văn Chum, 20 tuổi, ở khóm Mỹ Phú đất liền, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chum nghỉ học từ năm lớp 5 để bán vé số nuôi bà ngoại già 72 tuổi mang bệnh gout, lú lẫn, mắt mờ. Lòng hiếu thảo của Chum làm những người hàng xóm của em cảm phục! Không chỉ vậy, Chum còn là một Phật tử có tâm đạo...

Con nhà nghèo!

Từ lúc sinh ra đến giờ Nguyễn Văn Chum chưa hề biết mặt ba mình, nói về nỗi buồn này em ngân ngấn: “Ba bỏ đi từ khi em chưa lọt lòng, còn mẹ thì bị bệnh, thần kinh không ổn định và giờ đã có gia đình mới”. Cô Nguyễn Thị Oanh, người hàng xóm tốt bụng của Chum kể: “Tội nghiệp thằng bé Chum lắm, nó sống gần như mồ côi từ nhỏ với bà ngoại. Hồi còn nhỏ, mẹ nó cũng ít có quan tâm vì cô ấy bị chứng thần kinh, còn bà ngoại cũng bệnh tật thường xuyên…”.

Hoàn cảnh đáng thương đó đã nuôi Chum lớn lên với bao ước mơ về một mái nhà, được đi học để sau này có một công việc và đặc biệt là được có tình thâm như bao đứa trẻ khác. Ước mơ ấy thầm lặng, hình thành trong đầu cậu bé nghèo từ ngày Chum còn nhỏ nên “em rất quý tình thâm”. Có lẽ chính vì vậy mà Chum luôn dành những điều yêu thương nhất cho bà ngoại của mình. Cách đây vài ba năm thì bà Nguyễn Thị Thanh, ngoại của Chum vẫn còn khỏe, chưa bị liệt một chỗ như bây giờ nên em cũng đỡ vất vả. Hai năm trở lại đây bà Thanh không chỉ không đi đứng được mà còn bị nặng tai, lú lẫn và cũng chính vì thế Chum nghỉ học, bỏ dở ước mơ được học hành của mình. Chum cho biết: “Đó là một lý do, còn lý do thứ hai em phải bỏ học là nhà nghèo quá, em lại lớn tuổi…”. Khuôn mặt sáng sủa của em cho chúng tôi suy đoán là em học chắc sẽ tốt lắm, và quả thật, từ lớp 1 đến lớp 5 cậu học trò con nhà nghèo luôn đạt học sinh giỏi.

Trong căn nhà rách nát nằm trong con hẻm nhỏ chạy ngoằn ngoèo thuộc xóm lao động (cũng nghèo) lọt thỏm ở giữa vườn cây cối um tùm có một cái giường be bé, trên cao là bàn thờ Phật được Chum đặt trang trọng. Ngoài ra còn có bàn thờ Bác Hồ, mấy bằng khen là kỷ niệm cho quãng đời học sinh ngắn ngủi của mình được Chum cất giữ cẩn thận. Em vẫn ước mơ được học, nhưng có lẽ mơ ước ấy chỉ còn là niềm ước xa xăm!

banveso-2.gif

Bóp tay chân cho bà ngoại là công việc hạnh phúc của Chum

 

Tấm gương hiếu hạnh

Nói về cậu hàng xóm của mình, bà Sáu cho biết: “Nó là đứa dễ thương, biết lo cho bà ngoại, chịu khó, và rất có tâm đạo”. Trước khi chúng tôi đến, em còn tranh thủ đi bán mấy tấm vé số cuối cùng trong ngày để kiếm thêm ít đồng lời. Mỗi ngày Chum nhận khoảng 30-50 vé loại 5.000 đồng/vé để chạy lòng vòng trong khu thị trấn mời mọc. Có nhiều người biết hoàn cảnh và tấm lòng hiếu hạnh của Chum đã mua để giúp đỡ em. Mỗi ngày tiền lời từ bán vé số là nguồn sống duy nhất của hai bà cháu.

Chum luôn tranh thủ thời gian bán, nghỉ giữa chừng để đạp xe về nhà thăm và chăm cho bà ngoại chuyện ăn uống, đi vệ sinh… Có người khi biết chuyện và hỏi em không thấy mệt khi chăm một người lớn tuổi lại bệnh, lú lẫn thì Chum phản ứng: “Có gì đâu, đó là bà ngoại của con mà. Phận làm cháu phải dành yêu thương và lo cho bà trong tuổi già bóng xế”.

Chiếc xe đạp cọc cạch được những cô bác hảo tâm hùn tiền giúp em có phương tiện đi bán vé số là món quà mà Chum quý nhất bởi “nó là tấm lòng của mọi người và là phương tiện để nuôi hai bà cháu”. Nguyễn Văn Chum có khuôn mặt trẻ, sáng sủa, lúc nào cũng nở nụ cười thật hiền và luôn dành tình thương cho người bà của mình. Em chia sẻ với người viết rằng: “Em lo cho bà ngoại xong, em sẽ đi vô chùa ở làm công quả”.

Ngày nào cũng vậy, tranh thủ buổi chiều, sau khi đã lo cơm nước, tắm rửa cho bà ngoại em lại đạp xe đi làm lễ, tụng kinh ở chùa Thọ Quang. Chum bảo: “Em đi chùa vì mến Phật và để… cầu nguyện cho bà ngoại được khỏe mạnh, sống lâu với em”. Tấm lòng ấy được sư cô trụ trì chùa Thọ Quang biết được, cô hoan hỷ chia sẻ: “Phật tử Nguyễn Văn Chum là một người có tâm, có tấm lòng hiếu thảo…”. Vì lẽ đó mà sư cô đã dành nhiều quan tâm như thường gửi Chum những bịch thức ăn để cậu mang về cho bà ngoại…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày