Báo Giác Ngộ họp mặt Kỷ niệm 48 năm ra số đầu tiên

Báo Giác Ngộ họp mặt thân mật nhân Kỷ niệm 48 năm ngày thành lập, ra số báo đầu tiên
Báo Giác Ngộ họp mặt thân mật nhân Kỷ niệm 48 năm ngày thành lập, ra số báo đầu tiên
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 2-1-2024, tại tòa soạn Báo Giác Ngộ (85 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, TP.HCM) đã diễn ra buổi họp mặt thân mật nhân Kỷ niệm 48 năm ra số báo đầu tiên (1-1-1976 - 1-1-2024).
Niệm Phật cầu gia bị
Niệm Phật cầu gia bị

Tham dự buổi họp mặt kỷ niệm có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Cố vấn Ban Biên tập; Thượng tọa Thích Tâm Hải, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Tổng Biên tập; cùng chư tôn đức trong Ban Biên tập báo, các nhân sĩ trí thức, phóng viên, biên tập viên, nhân viên, cộng tác viên các thế hệ làm Báo Giác Ngộ đã về tham dự buổi họp mặt thân mật.

Chư tôn đức Ban Biên tập, nhân sĩ trí thức, nhân viên, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên báo tham dự

Chư tôn đức Ban Biên tập, nhân sĩ trí thức, nhân viên, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên báo tham dự

Phát biểu chào mừng, Thượng tọa Thích Chúc Phú, Phó Thư ký Tòa soạn cho biết từ ngày ra mắt số báo đầu tiên năm 1976 đến nay, qua mỗi thời kỳ, báo có những thuận lợi và khó khăn khác nhau, nhưng trong tất cả là sự hòa hợp, chung sức chung lòng của toàn thể lãnh đạo và nhân viên để định hình nên tờ báo với những nét đặc thù như Hòa thượng cố vấn thường gọi là "ngôi chùa" trong làng báo.

Thượng tọa Thích Chúc Phú phát biểu chào mừng

Thượng tọa Thích Chúc Phú phát biểu chào mừng

Kỷ niệm 48 năm thành lập báo, Hòa thượng Thích Giác Toàn bày tỏ sự kỳ vọng Ban Biên tập sẽ giữ vững lập trường dù cuộc sống có những biến động khó khăn, vẫn cố gắng duy trì truyền bá Chánh pháp qua những lời Phật dạy với tâm nguyện phục vụ cho thế giới hòa bình. Nhân dịp đặc biệt này, Hòa thượng cũng tặng đến những người tham dự bài thơ “Nhật nguyệt thăng hoa”.

Tại buổi họp mặt thân mật, nhiều ý kiến chia sẻ, bày tỏ trong tinh thần xây dựng thiết thực.

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm

"Sau những ngày thống nhất đất nước, hòa bình lập lại, 30-4-1975, chúng tôi chọn ở lại quê nhà. Tuy nhiên, lúc bấy giờ rất hoang mang vì nhiều thông tin khiến chúng tôi băn khoăn tự hỏi liệu tôn giáo có được tồn tại trong hoàn cảnh mới? May mắn, đầu năm 1976, chúng tôi đã gặp tờ Báo Giác Ngộ. Qua những tờ báo đầu tiên, chúng tôi gặp lại các bậc tôn túc uy tín, những trí thức Phật tử đã quen xuất hiện trên báo, qua các bài viết, tin tức. Điều đó đã làm chúng tôi có được sự cân bằng, yên lòng để sống và làm việc", cư sĩ - nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn bày tỏ.

Vị cư sĩ gắn bó với báo suốt 48 năm qua cũng nhận định: "Cho đến nay, Báo Giác Ngộ đã qua 48 năm phát triển, tôi mong rằng báo sẽ tiếp tục sứ mạng đó, đi vào những vấn đề mà Phật tử quan tâm, dễ làm họ hoang mang, làm rõ chánh - tà để giữ chánh tín, niềm tin của tín đồ vào Phật giáo trong bối cảnh rất phức tạp và rối loạn về thông tin tôn giáo như hiện nay”, ông nói.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn phát biểu

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn phát biểu

Cộng tác viên Hữu Tình đến từ khu vực miền Trung chia sẻ, được cộng tác với báo đó là niềm hạnh phúc, là vinh dự với anh. Khi làm cộng tác viên, bản thân anh cũng thường xuyên trau dồi kiến thức về Phật pháp để tin tức phản ánh chính xác, phục vụ đến bạn đọc. "Mong Ban biên tập Báo Giác Ngộ sẽ có sự quan tâm hơn nữa đối với các cộng tác viên tại các tỉnh, ngoài tin tức, nên có những nội dung định hướng để viết bài chuyên sâu phản ánh tại các địa phương", anh Hữu Tình mong muốn.

Có duyên cộng tác với Báo Giác Ngộ từ năm 2009, sau đó được làm việc trực tiếp tại Báo Giác Ngộ, nhưng vì gia duyên bên ngoài nên anh Trần Trọng Hiếu tạm ngưng làm báo. “Trong cuộc đời này, điều con vui nhất là có nhân duyên cộng tác với báo, mang khả năng của mình cộng tác những tin bài hay cho báo. Dù có những gia duyên bên ngoài nhưng con vẫn mong sau này mình có thời gian để tiếp tục có những sản phẩm cộng tác với báo”, anh Trọng Hiếu chia sẻ.

Đại đức Thích Quảng An chia sẻ

Đại đức Thích Quảng An chia sẻ

Là một thành viên trong Câu lạc bộ Phóng viên - Cộng tác viên Báo Giác Ngộ, hơn một năm cộng tác với báo, Đại đức Thích Quảng An mong Ban Biên tập báo sẽ tiếp cận nhiều hơn đến giới trẻ, đặc biệt các bạn trẻ trong khóa tu.

Từng có thời gian cộng tác với Báo Giác Ngộ 10 năm, nhà báo Uyên Viễn cũng chia sẻ những ưu tư, trăn trở làm sao báo tiếp cận được đến các đối tượng là doanh nghiệp Phật tử, có những nội dung phù hợp để giúp các doanh nhân bình an trong cuộc sống.

Đối với Cộng tác viên - nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, Báo Giác Ngộ là tờ báo yêu thích, nơi mà anh đã gắn bó, cộng tác hơn 20 năm. “Tôi cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi mình góp một chút niềm vui nhỏ ở một tờ báo mà mình trân quý. Nhân dịp Kỷ niệm 48 năm ra số báo đầu tiên, tôi trân trọng kính chúc Báo Giác Ngộ luôn phát triển, sống mãi trong lòng độc giả, công chúng", anh Trần Thế Phong nói.

Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ phát biểu

Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ phát biểu

Đúc kết buổi họp mặt, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ cảm ơn những chia sẻ đầy tâm huyết của nhân sĩ tri thức, nhà báo, cộng tác viên... tất cả đều thể hiện tấm lòng với mục đích chung là phát triển Báo Giác Ngộ là cơ quan báo chí Phật giáo. “Trước hết xin tri ân những chia sẻ góp ý đầy thao thức, chúng tôi sẽ tiếp nhận và cố gắng giải bài toán trong khả năng đang có, những điều chỉnh trong khả năng cho phép”, Thượng tọa Thích Tâm Hải phát biểu tại buổi họp mặt.

Một số hình ảnh họp mặt Kỷ niệm 48 năm Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên:

Quang cảnh buổi họp mặt

Quang cảnh buổi họp mặt

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày