GNO - Công tác trùng tu hang động Phật giáo thế kỷ thứ 4 gần đây ở Khambhalida, Jetpur Taluka thuộc Rajkot (Ấn Độ) đã gây bất bình cho các nhà bảo tồn di sản.
Hang động trước khi bảo tồn
Mặt tiền của hang động Phật giáo cổ xưa đã được ẩn đằng sau một tấm chắn bằng sợi thủy tinh. Bên trong, nền hang được lát đá. Đây là những biện pháp can thiệp của cơ quan khảo cổ Gujarat, dường như không hiểu gì về việc bảo tồn.
Lý do đưa ra để xây dựng mái vòm lố bịch này là việc thẩm thấu liên tục từ các vết nứt trong thời gian gió mùa, đã và đang làm tan chảy mặt tiền của hang động đá vôi.
Tuy nhiên, các nhà bảo tồn đã có những cách tốt hơn để bảo vệ di tích - vốn đã bất chấp những thay đổi bất thường của tự nhiên trong hơn 1.600 năm - hơn là bao phủ nó bằng vật liệu nhân tạo.
Hang động Ajanta đã phải đối mặt với một vấn đề tương tự và đã được gia cố bằng vật liệu tương thích. Khambhalida có 3 hang động.
Và sau khi bảo tồn, gây bất bình trong giới bảo tồn di sản
Lối vào hang trung tâm, 'chaitya', 2 bên là 2 tác phẩm điêu khắc lớn Đức Quán Thế Âm Liên Hoa Thủ và Đức Quán Thế Âm Kim Cương Thủ. Đây là mô tả duy nhất về Đức Quán Thế Âm trong một hang động Gujarat.
Trong khi đó, cựu giám đốc cơ quan khảo cổ bang Gujarat, YS Rawat, nói: "Không còn cách nào khác. Đây là một hang động đá vôi mong manh. Các sợi thủy tinh trên sẽ ngăn đá vôi hòa tan do rò rỉ. Toàn bộ hang đá cũng sẽ bị lún xuống hoàn toàn do suy yếu và phải được hỗ trợ bởi những trụ cột".
Văn Công Hưng (Theo The Times of India)