Bình Định: Tưởng niệm Hòa thượng Thích Chơn Phước, Tổ khai sơn tổ đình Minh Tịnh

Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn tổ đình Minh Tịnh, TP.Quy Nhơn
Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn tổ đình Minh Tịnh, TP.Quy Nhơn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 3, 4-12 (10, 11-11-Nhâm Dần), chư tôn đức môn phong tổ đình Minh Tịnh (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tổ chức lễ tưởng niệm Hòa thượng Thích Chơn Phước, Tổ khai sơn tổ đình.

Chư tôn đức tác lễ khai đại hồng chuông tại tháp chuông, trước hương án, tôn ảnh Hòa thượng Tổ sư làm lễ tưởng niệm.

Chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Trí Giác, Thành viên Hội đồng Chứng minh, viện chủ tổ đình Minh Tịnh cùng chư tôn đức tông phong tổ đình, Tăng Ni các tự viện trong tỉnh tham dự. Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn tổ đình Minh Tịnh còn có chư tôn giáo phẩm, chư tôn đức Tăng Ni các tỉnh thành Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, TP.HCM, Hải Phòng và trong tỉnh Bình Định về tưởng niệm về hành trạng của Tổ sư.

Chư tôn đức đã ôn lại quá trình hình thành ngôi tổ đình với công hạnh cao cả của Hòa thượng Tổ sư khai sơn, đại chúng Tăng Ni và Phật tử lắng nghe Hòa thượng viện chủ tổ đình Minh Tịnh cung tuyên sơ lược tiểu sử của Hòa thượng Tổ sư.

Sau đó, chư tôn đức làm lễ khai kinh và đốt nến tưởng niệm, nhiễu tháp.

Theo đó, Hòa thượng húy thượng Chơn hạ Phước, tự Đạo Thông, hiệu Huệ Pháp xuất gia và tu học tại Quảng Ngãi, hành đạo tại Bình Định và nhiều tỉnh thành phía Nam. Hòa thượng Tổ sư có nhiều đóng góp cho Phật giáo tỉnh nhà trong thế kỷ 20 - giai đoạn chấn hưng Phật giáo.

Dịp này, môn phong tổ đình Minh Tịnh dâng khánh vàng kính mừng Hòa thượng Thích Trí Giác, viện chủ tổ đình vừa được Đại hội IX suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, cùng tặng khánh vàng chúc mừng chư tôn Hòa thương, Thượng tọa vừa được chính thức tấn phong giáo phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cần phải thấy rõ, các duyên bên ngoài (có vật chất, ngũ dục) chỉ là những điều kiện cần, bình an trong tâm mới là điều kiện đủ cho hạnh phúc, cho chất lượng cuộc sống...

Hiểu đúng về “xả bỏ ham muốn”

GNO - Theo tôi được biết, đạo Phật dạy con người xả bỏ ham muốn, nhưng thực tiễn cuộc sống thì vẫn phải có ham muốn. Như vậy đạo Phật cho phép ta muốn gì và không muốn gì? Thế nào là muốn ít và biết đủ?

Thông tin hàng ngày