Bình Thuận: Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương vị pháp vong thân

Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương vị pháp vong thân tại Tòng Lâm Vạn Thiện
Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương vị pháp vong thân tại Tòng Lâm Vạn Thiện
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 1-8, tại trường hạ Tòng Lâm Vạn Thiện, chư hành giả Tăng an cư đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương vị pháp vong thân, hiệp cùng húy nhật cố Hòa thượng Thích Thiện Kim, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Phan Thiết. 

Quang lâm chứng minh buổi lễ có Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trí, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận, Thiền chủ hạ trường; Hòa thượng Thích Minh Nhật, Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Tổ chức khóa An cư kiết hạ; chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Ban Chức sự hạ trường; đại diện Ban Trị sự GHPGVN TP.Phan Thiết, H.Hàm Thuận Nam, H.Hàm Thuận Bắc cùng chư vị hành giả an cư tại Tòng Lâm Vạn Thiện.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trí đã tuyên đọc tiểu sử Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trí đã tuyên đọc tiểu sử Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương

Sau lễ Bố-tát, tụng giới của chư Tăng, đại chúng đã cử hành lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương (1963-2023), hiệp cùng huý nhật cố Hòa thượng Thích Thiện Kim, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Phan Thiết, nguyên Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Phan Thiết, phó trụ trì Tòng Lâm Vạn Thiện.

Tại buổi lễ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trí đã tuyên đọc tiểu sử Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương. Theo đó, Đại đức Thích Nguyên Hương, pháp hiệu Đức Phong, thế danh là Huỳnh Văn Lễ, sinh năm Canh Thìn (1940) tại làng Long Tĩnh, X.Liên Hương, Q.Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Năm Bính Tuất (1946), ngài được song thân nhất trí cho xuất gia làm một chú tiểu hầu thầy khi vừa tròn 6 tuổi, được Hòa thượng Quang Chí, tọa chủ chùa Linh Bửu trong làng, được đặt pháp danh Nguyên Hương.

Năm Mậu Tuất (1958) 18 tuổi, ngài được Bổn sư cho đến cầu pháp thọ Sa-di giới với Hòa thượng Viên Trí tọa chủ chùa Bửu Tích, Q.Hòa Đa, Phan Rí Thành.

Năm Canh Tý (1960), khi vừa tròn 20 tuổi, ngài được thọ Cụ túc giới tại giới đàn chùa Bửu Tích và được Bổn sư truyền thụ ban pháp hiệu là Đức Phong.

Lắng lòng tưởng niệm
Lắng lòng tưởng niệm

Ngày 2-8-1963, ngài nhận được tin chư tôn đức khắp nơi và ngay cả Phật tử ở Bình Thuận bị bắt bớ, ngài cùng Tỉnh hội Phật giáo Bình Thuận quyết định tổ chức cuộc tuyệt thực với quy mô lớn tại chùa Tỉnh hội từ 12 giờ trưa ngày 3-8 đến 12 giờ trưa ngày hôm sau.

Vào 12 giờ trưa ngày 4-8-1963 (đúng ngày Rằm tháng 6 Âm lịch), ngài lặng lẽ một mình tay xách thùng xăng 4 lít, tay mang y thất điều, tiến về Đài Chiến Sĩ đối diện với Tòa tỉnh trưởng Bình Thuận (Phan Thiết) ngồi xuống trong tư thế kiết già sau khi đắp y hậu và quyết ấn, tự đổ xăng và châm lửa.

Ngài đã để lại bức trần tình thư đầy tâm huyết với đạo, với đời thiết tha gửi cho toàn thể Phật giáo đồ : “Tôi, một chú tiểu quét lá đa nhà chùa, cảm thấy cái trách nhiệm mình đã đến không thể ngồi yên nhìn đạo pháp suy tàn, lý tưởng thiêng liêng bị dày xéo, nên đã phát nguyện tự thiêu thân giả tạm này cho cúng dường mười phương chư Phật, nguyện cầu bản Thông cáo chung được chính phủ thực thi một cách trọn vẹn”. Năm ấy, ngài vừa đúng 23 tuổi, một tuổi hạ, 15 tuổi đạo.

Thắp hương cầu nguyện
Thắp hương cầu nguyện

Sau đó, chư tôn giáo phẩm đã thắp hương tưởng niệm, xướng danh, đảnh lễ cúng dường trước Giác linh Thánh tử đạo Thích Nguyên Hương và Hòa thượng Thích Thiện Kim, cùng tri ân công đức to lớn của chư vị Tổ sư, chư vị tiền bối hữu công cho Đạo pháp và Dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đức Pháp chủ khích lệ Phật tử các dân tộc tại tỉnh Điện Biên

Đức Pháp chủ GHPGVN thăm, tặng quà đến cựu chiến binh Điện Biên Phủ và đồng bào dân tộc Điện Biên

GNO - Hôm nay, 9-5, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã quang lâm tỉnh Điện Biên. Nhân dịp này, ngài đã gặp gỡ, thăm hỏi và tặng quà đến các cựu chiến binh là chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện cư trú trên địa bàn TP.Điên Biên Phủ.
Đức Phật thuyết pháp - Tranh PGNN

Vì sao Đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?

GNO - Đức Phật Thích Ca, sau khi vượt thành Ca-tì-la-vệ, Ngài đã xuống tóc xuất gia. Đến khi đắc đạo, hóa độ đệ tử, thành lập Tăng đoàn, Thế Tôn và các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đều bỏ râu tóc, nói một cách dân dã là đều mang hình tướng “đầu tròn, áo vuông”.

Thông tin hàng ngày