Bức tranh khỉ dâng kinh trong triển lãm Tết Bính Thân

GNO - Một chú khỉ dâng kinh Phật cho một vị sư già đang ngồi trên một cây thông. Mặc dù là một con vật, nhưng nó lại trong tư thế quỳ xuống và dâng sách kinh lên cho vị sư một cách nghiêm túc.

Đó là bức "Song Ha Go Seung Do" của Jang Seung-eop, một nghệ sĩ nổi tiếng trong những năm cuối triều đại Joseon (ảnh).

trien lam tranh.jpg

Chú khỉ có đôi mắt dễ thương với đôi lông mày đậm, kêu gọi sự đồng cảm. Bức tranh được thực hiện trong triều đại Goryeo, thế kỷ 12, hiện đang thuộc sở hữu của Bảo tàng Horim ở Seoul.

Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc đang tổ chức một triển lãm đặc biệt mang tên "Khỉ" để đánh dấu năm con khỉ. Triển lãm sẽ trưng bày tổng số 70 tác phẩm nghệ thuật bao gồm những bức tranh cổ, đồ gốm, mặt nạ, và nghiên mực.

Triển lãm nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa khác nhau về hình tượng con khỉ trong văn hóa truyền thống Hàn Quốc, từ một con vật tài năng đến một con vật mang điềm lành.

"Tên gọi khác nhau của khỉ", phần đầu tiên, giải thích những chú khỉ có tên gọi khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của các bộ phận cơ thể của chúng.

"Khỉ, con vật thứ 9 trong cung Hoàng đạo", phần thứ hai, tập trung vào khỉ như một trong 12 vị thần động vật hoàng đạo với chiếc nghiên mực vào những năm cuối triều đại Joseon.

"Khỉ, một loài vật Cát tường", phần thứ ba, cho thấy khỉ như một con vật đại diện cho sự thành công, tuổi thọ, thai sản, và xua đi những linh hồn ma quỷ qua những bức tranh và tác phẩm thủ công.

Văn Công Hưng (Theo The Dong-A Ilbo)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày