Cả nước ghi nhận 9.225 ca nhiễm Covid-19, TP.HCM có 5.396 ca

TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 1-8 để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 1-8 để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 24-7, Bộ Y tế ghi nhận thêm 7.968 ca nhiễm, trong đó, có 31 ca nhập cảnh và 7.927 ca trong nước.

Bên cạnh đó, vào sáng nay, Sở Y tế tỉnh Long An đăng ký bổ sung 1.288 ca bệnh trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19. Đây là các ca bệnh đã được phát hiện từ ngày 14 đến 22-7 tại các khu cách ly và khu phong tỏa.

Như vậy, hôm nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 9.225 ca nhiễm trong nước (tăng 1.930 so với hôm qua), chủ yếu tại TP.HCM (5.396), Long An (1.892), Bình Dương (785). Trong đó, 6.797 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 776 ca), 2.428 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 1.154 ca).

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 55.870, Bình Dương 6.761, Long An 3.856, Đồng Nai 1.963, Đồng Tháp 1.869, Hà Nội 888, Phú Yên 876, Bà Rịa - Vũng Tàu 429, Bến Tre 409, Cần Thơ 277, Quảng Ngãi 254, Bình Thuận 231, Nghệ An 184, Vĩnh Phúc 160, An Giang 156, Ninh Thuận 137, Hậu Giang 75, Đăk Lăk 74, Bình Định 66, Hà Nam 61, Đăk Nông 31, Lâm Đồng 30, Quảng Nam 29, Cà Mau 23, Gia Lai 18, Bạc Liêu 18, Thừa Thiên Huế 13, Hà Giang 8.

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay lên 87.141, ghi nhận ở 62 tỉnh thành.

Có 2.047 người được công bố khỏi Covid-19 trong ngày 24-7, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 17.583. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 130. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 17.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 98.990 xét nghiệm cho 410.862 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27-4 đến nay đã thực hiện 5.107.861 mẫu cho 14.391.096 lượt người.

Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 4.478.757 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.125.156 liều, tiêm mũi 2 là 353.601 liều.

TP.HCM cho mở lại chợ theo mô hình mới

Sở Công Thương TP.HCM vừa có hướng dẫn gửi đến UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện về phòng chống dịch tại các chợ đầu mối, điểm bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16.

Mô hình chợ an toàn mới sẽ có khoảng 12 gian hàng, mỗi gian cách nhau tối thiểu 2m, được trang bị vách ngăn trong suốt ba mặt để tránh tiếp xúc giữa các hộ tiểu thương, người bán hàng và người mua. Thiết kế cổng chợ gồm có lối ra và vào khác nhau để dễ kiểm soát.

Trong chợ, ngoài các gian hàng còn có các khu vực khai báo y tế; khu vực kiểm tra đo thân nhiệt và bãi giữ xe.

Ngoài việc thiết kế chợ theo sơ đồ trên, các địa phương cần kết hợp với ban quản lý chợ nghiên cứu áp dụng phương pháp phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực. Có thể áp dụng "thẻ đi chợ" cho các hộ dân đi chợ cách 2 ngày/ lần hoặc 3 ngày/lần. Mỗi hộ gia đình sẽ được phát 10-15 thẻ ra vào chợ cho 30 ngày.

Riêng các khu vực phong tỏa, địa phương thông tin đến người dân về việc mua thực phẩm thiết yếu tại siêu thị, chợ trong khu vực phong tỏa với tần suất hai lần một tuần và sử dụng phiếu do chính quyền địa phương cấp.

Với tiểu thương, đơn vị quản lý chợ, Sở cũng yêu cầu ký cam kết thực hiện tuân thủ hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 và các điều kiện đảm bảo an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tịnh khẩu

Tịnh khẩu

GNO - Tôi được biết, trong các pháp môn tu tập của Phật giáo có đề cập đến tịnh khẩu. Tuy vậy, trong đạo tràng an cư của chúng tôi có một vị lập hạnh không nói hoàn toàn, có điều gì cần thì ra dấu hoặc ghi ra giấy mà thôi. Tôi nghe khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Phật giáo quan niệm về vấn đề này thế nào?

Thông tin hàng ngày