“Cà phê gặp gỡ và đối thoại: 200 năm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu" tại TP.HCM

Cà phê gặp gỡ và đối thoại: 200 năm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
Cà phê gặp gỡ và đối thoại: 200 năm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chúng ta đã nhìn nhận “trọn vẹn” về cuộc đời và tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu? Câu hỏi đó được giải đáp trong chương trình “Cà phê gặp gỡ và đối thoại: 200 năm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu” vừa diễn ra vào sáng nay, 2-7, tại quận 1, TP.HCM.
Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đang phân tích chiết tự chữ Hán liên quan đến tên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đang phân tích chiết tự chữ Hán liên quan đến tên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Thính giả lắng nghe và đối thoại trực tiếp với nhà nghiên cứu, dịch giả Cao Tự Thanh về những vấn đề, những khoảng trống hiện đang tồn tại trong nhận thức về cuộc đời và tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, một danh nhân văn hóa Việt Nam nhân Kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông (1-7-1822 - 1-7-2022).

Trên cương vị của một nhà nghiên cứu độc lập, ông Cao Tự Thanh đã đưa ra nhiều dẫn chứng để làm sáng tỏ thêm nhận thức cho hậu nhân về tên gọi, tiểu sử cuộc đời, các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông cũng giải thích thêm ý nghĩa của một số câu từ trong các tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế sĩ dân lục tỉnh trận vong… để giúp thính giả hiểu được thủ pháp nghệ thuật, quan điểm, lý tưởng trong thơ văn của ông. Qua đó mang lại những góc tiếp cận thực tế, chân thật hơn về vị danh nhân văn hóa này trong lịch sử cũng như trong thi ca, phục vụ cho các công tác nghiên cứu sau này.

Bản Hán Nôm bài thơ "Tú tài Chiểu tự thuật thán vân" của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu

Bản Hán Nôm bài thơ "Tú tài Chiểu tự thuật thán vân" của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu

Buổi nói chuyện cũng tiếp nhận rất nhiều ý kiến quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu, bạn trẻ tham dự tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp cũng như cách mà văn thơ của ông đã đi vào cộng đồng, được người dân miền Nam tiếp nhận; Giúp nhiều người lấp kín những khoảng trống hiện đang tồn tại trong nhận thức về cuộc đời và tác phẩm của danh nhân văn hóa Việt Nam này.

Đối thoại trực tiếp trong tinh thần hòa đồng

Đối thoại trực tiếp trong tinh thần hòa đồng

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thì hậu nhân cần có nhận thức về sự bảo tồn những dấu tích mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại, cụ thể hơn là quan tâm trùng tu lại ngôi mộ thân sinh của ông tại làng Bồ Điền, Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, thông qua sự tôn trọng của lãnh đạo Pháp thời bấy giờ đối với tinh thần yêu nước của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, ông Sơn cũng mong muốn thế hệ sau này nên tiếp thu thái độ văn minh của họ, tôn trọng và ứng xử một cách đúng đắn hơn đối với những giá trị mà ông cha đã để lại.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Sinh 1-7-1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc TP. HCM ngày nay). Tinh thần yêu nước, thương dân, khát vọng về quyền tự quyết của dân tộc của ông được thể hiện rất rõ qua nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế sĩ dân lục tỉnh trận vong và thơ điếu liên hoàn: Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Thơ điếu Phan Thanh Giản…

Rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu, các bạn trẻ tham dự buổi nói chuyện

Rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu, các bạn trẻ tham dự buổi nói chuyện

Ngày 23-11-2021 tại thủ đô Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên Hiệp Quốc (Unesco) đã thông qua nghị quyết: năm 2022 sẽ tổ chức Kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Cùng với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương, thì Nguyễn Đình Chiểu trở thành người Việt Nam thứ 6 được Unesco kỷ niệm như một danh nhân văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày