Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cảm là gì?

GNO - Có nhiều lời khuyên bảo vệ trẻ khỏi bị cảm như: đừng để tóc ướt, đừng đi ra ngoài khi trời quá lạnh hay quá nóng, cho trẻ uống vitamin C…

Một nghiên cứu tiến hành vào tháng 10 năm ngoái, với sự tham gia của 2.100 phụ huynh có con trong nhóm tuổi từ 5 - 12 cho thấy có khoảng 70% phụ huynh áp dụng các biện pháp truyền thống (được truyền miệng) để giúp trẻ không bị cảm.

cam.jpg


Trẻ bị cảm - Ảnh minh họa

Theo đó, để giúp bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh, 52% phụ huynh cho rằng không nên để tóc trẻ bị ướt khi ra ngoài đường; 48% tin rằng nên giữ trẻ tuyệt đối trong nhà khi trời nóng hoặc lạnh cực đoan; 51% phụ huynh nghĩ cho trẻ uống bổ sung vitamin C hoặc kẽm để ngừa cảm lạnh cho trẻ dù các sản phẩm này chưa được chứng minh khoa học về tác dụng nói trên.

Và điều làm các nhà nghiên cứu vui mừng là có đến 99% phụ huynh tin rằng đảm bảo vấn đề vệ sinh cá nhân giúp trẻ ngừa được cảm lạnh. Và điều này được khoa học kiểm chứng.

Theo đó, 99% phụ huynh khuyến khích con em mình rửa tay thường xuyên, 94% không cho trẻ nhét tay vào miệng và mũi, 94% dạy trẻ không nên ăn chung thức ăn và uống chung với các trẻ khác.

Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp phụ huynh nhận thức đâu là phương pháp khoa học giúp trẻ tránh cảm lạnh dù một số phương pháp truyền thống vẫn có tác dụng nào đó.

Các chuyên gia nhấn mạnh, các dạng bổ sung hay vitamin bổ sung có thể được “quảng cáo quá mức” và tuy được sử dụng khá phổ biến nhưng lại không có tác dụng trong ngăn ngừa cảm lạnh.

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất các phụ huynh cần chú trọng đến trong việc ngăn ngừa cảm lạnh là làm giảm sự lan truyền của virus gây cảm qua vệ sinh như rửa tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh.

Huệ Trần
(theo Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bồ-tát Thích Quảng Đức viết Lời nguyện tâm quyết, ảnh tôn trí tại không gian chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức ở Việt Nam Quốc Tự - Ảnh: Hải An/Báo Giác Ngộ

Bồ-tát Thích Quảng Đức viết về 3 đức tính: Bi, Trí và Dũng (1959)

GNO - Bài biết này bằng chữ Nôm, được Bồ-tát Thích Quảng Đức viết vào năm Kỷ Hợi (1959), nói về 3 đức tính đã trở thành những yếu tố căn bản để làm nên nhân cách con người, không còn giới hạn trong tôn giáo, nhưng dễ hiểu nhầm và thực hành chưa đúng. Bài viết có tựa đề "Tam đức".

Thông tin hàng ngày