Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á

Công trình Đại Phật tượng A-di-đà với chiều cao 27m, nặng 3.000 tấn đặt trên núi Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) đã chính thức trở thành một kỳ quan mới trên quê hương các vua Lý, đúng dịp mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đại Phật tượng được xây dựng theo nguyên mẫu pho tượng A-di-đà, một bảo vật quốc gia, được làm bằng đá có từ thời Lý.

Đại Phật tượng được đặt ở độ cao 108m so với mặt nước biển đồng thời cũng là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á.

Lễ khai quang công trình Đại Phật tượng trên núi Phật Tích và Lễ gắn biển khánh thành công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, sẽ chính thức được tổ chức vào đêm 25.9 và sáng 26.9 tại Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Toàn bộ công trình tu bổ tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa chùa Phật Tích ước tính vào khoảng 180 tỉ đồng, trong đó Nhà nước đầu tư khoảng 75 tỉ đồng, phần còn lại do sự tham gia công đức của các doanh nghiệp, phật tử trong cả nước.

Đại Phật tượng được đặt trên núi Phật Tích với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ vì đây là ngọn núi thiêng, núi Phật, đánh dấu nơi đầu tiên phát tích đạo Phật ở Việt Nam.

Để hoàn thành công trình, hàng trăm người thợ làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) đã phải thi công mất 4 năm trong điều kiện khó khăn trên núi.

Yêu cầu đặc biệt của công trình là phải đảm bảo giữ nguyên trạng núi và môi  trường, không được phá cây, bởi vậy, phải sử dụng đường ray để vận chuyển những khối đá hàng chục tấn lên đỉnh núi. Đây cũng là một kỳ công của những người thợ.

Ý tưởng về Đại Phật tượng do Đại đức Thích Đức Thiện trụ trì chùa Phật Tích và ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ tập đoàn phát triển đô thị Kinh Bắc, hình thành từ năm 2006. Sau đó công trình được khởi công xây dựng từ tháng 2.2007.

Chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và là di tích tiêu biểu nhất chứa đựng các giá trị văn hóa, mỹ thuật điêu khắc thời Lý. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị mang tính đặc trưng phong cách của nền mỹ thuật thời Lý.

Xin giới thiệu một số hình ảnh về công trình đặc biệt này.

Nguyên mẫu pho tượng A-di-đà, bảo vật quốc gia, được làm bằng đá có từ thời Lý (1009 - 1225)

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 2
Từ xa hàng chục cây số, người ta đã có thể nhìn thấy Đại Phật tượng nổi bật trên đỉnh núi Phật Tích

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 3
Đại Phật tượng tọa lạc ở độ cao 108m so với mặt nước biển

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 4
Với chiều cao 27m, tính cả chân đế, đây là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 5
Hệ thống máy móc phục vụ cho việc xây dựng Đại phật tượng trên núi Phật Tích

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 6
Mẫu tượng bên cạnh Đại Phật tượng đã được hoàn thành

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 7
Đại Phật tượng được đặt trên núi Phật Tích
với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 8
Núi Phật Tích được coi là ngọn núi thiêng, núi Phật, đánh dấu nơi đầu tiên phát tích đạo Phật ở Việt Nam

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 9
Cận cảnh Đại Phật tượng

Cận cảnh Đại Phật tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á ảnh 10
Quang cảnh huyện Tiên Du nhìn từ núi Phật Tích

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày