Cao khổ qua - đậu bắp trị tiểu đường

Cao chiết khổ qua (mướp đắng) – đậu bắp có khả năng hạ đường huyết và độc tính là nghiên cứu mới của DS. Nguyễn Thị Nguyên Sinh, Nguyễn Phương Dung, Khoa Y học Cổ truyền – ĐH Y dược TP. HCM. 

Cao chiết khổ qua (mướp đắng) – đậu bắp có khả năng hạ đường huyết và độc tính là nghiên cứu mới của DS. Nguyễn Thị Nguyên Sinh, Nguyễn Phương Dung, Khoa Y học Cổ truyền – ĐH Y dược TP. HCM. 

DS. Nguyễn Thị Nguyên Sinh, Khoa Y học Cổ truyền ĐH Y Dược TP. HCM cho biết: "Đã  có nhiều nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của khổ qua (mướp đắng) và đậu bắp. Lần này, chúng tôi nghiên cứu chế phẩm kết hợp giữa thân lá khổ qua và đậu bắp giúp hạ đường huyết".  
 

Cao chiết khổ qua (mướp đắng) – đậu bắp có khả năng hạ đường huyết.

Cao chiết khổ qua (mướp đắng) – đậu bắp có khả năng hạ đường huyết.

Các nhà nghiên cứu đã gây tăng đường huyết bởi alloxan (dẫn xuất acid uric được dùng để gây ra đái tháo đường thực nghiệm trên động vật) lên những con chuột nhắt trắng, khỏe mạnh, có trọng lượng 20g và cho dùng thử chế phẩm trên.

Kết quả cho thấy, cao chiết khổ qua – đậu bắp (liều uống 60 g/kg/ngày) có tác dụng giảm 40% glucose. Tác dụng này tương đương sử dụng Daonil, thuốc điều trị tiểu đường giúp kích thích trực tiếp lên sự giải phóng insulin từ tuyến tụy.

DS. Nguyên Sinh cho biết thêm, khi sử dụng dài ngày, cao chiết khổ qua – đậu bắp không ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, hemoglobin, tiểu cầu), ngoại trừ chỉ số bạch cầu giảm 50%.

Nghiên cứu mới trên được giới thiệu tại Hội nghị khoa học kỹ thuật và Đào tạo liên tục lần thứ VIII của Khoa Y học Cổ truyền - Đại học Y Dược TP. HCM vào ngày 14 – 15/05/2010. Hội nghị còn giới thiệu 28 công trình nghiên cứu khoa học, với 13 đề tài được thực hiện bởi các nhà khoa học trẻ chuyên ngành YHCT.  

Nội dung nghiên cứu chủ yếu là các phương pháp điều trị kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, nghiên cứu sử dụng thuốc nguồn gốc thiên nhiên trong điều trị các bệnh lý: Gan mật; Miễn dịch; Chuyển hóa- Nội tiết (đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tăng acid uric); Hệ vận động – thần kinh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày