Cầu nguyện cho hòa bình tại Bồ Đề Đạo Tràng

GNO - Các tu sĩ Phật giáo đã thực hiện nghi thức cầu nguyện đặc biệt gọi là “Mahakala Puja” cho hòa bình thế giới và bình tại yên Bồ Đề Đạo Tràng, bang Bihar, Ấn Độ (ảnh).

Phật tử tin rằng Mahakala (Đại Hắc Thiên, Vua bảo vệ pháp) có sức mạnh và quyền năng giúp Phật tử xua đuổi bất kỳ chướng ngại nào trên con đường đạo của mình.

1 VCH.jpg

"Chúng tôi đang dâng lên những lời cầu nguyện để cả thế giới có thể sống một cách hòa bình và giải thoát khỏi căng thẳng", một nhà sư nói.

Nhân dịp này, tín đồ theo Phật giáo cũng biểu diễn những điệu múa dân gian trong trang phục truyền thống. Một số Phật tử người nước ngoài cũng có mặt tại sự kiện này.

Những lời cầu nguyện được dâng lên Mahakala trước khi năm mới Tây Tạng bắt đầu. Nghi lễ cầu nguyện 5 ngày này được thực hiện để xóa đi trở ngại đối với hòa bình và tiến bộ. Buổi lễ thường được thực hiện để loại trừ tiêu cực và nhằm thanh lọc cơ thể, lời nói và tâm thức cho năm mới sắp tới.

Đại tháp Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi linh thiêng nhất của Phật giáo, được chiêm bái bởi những người hành hương Phật giáo từ Sri Lanka, Trung Quốc, Nhật Bản và toàn bộ phía nam khu vực Đông Á.

Đại tháp Giác Ngộ được cho là xây dựng gần 1.500 năm trước đây. Hoàng đế Ashok vĩ đại đã đến thăm thánh địa này vào năm 260 trước Công nguyên và đã cho xây dựng một ngôi chùa nhỏ nhằm tôn thờ Đức Phật.

Năm 2002, UNESCO đã tuyên bố chùa Đại Giác Ngộ là một di sản thế giới.

Văn Công Hưng (Theo ANI)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

GNO - Ngày 1-7-2025 chúng ta bắt đầu nền hành chính 3 cấp, nếu chỉ tính chính quyền địa phương là 2 cấp (tỉnh và xã/phường). Trước những băn khoăn và cả nghi ngại về sự vận hành cũng như hiệu quả của hệ thống mới, chúng ta thử phân tích về lý thuyết xem những gì là ưu và nhược điểm của cả hai hệ thống...

Bình minh châu thổ

Bình minh châu thổ

GNO - Cuộc gọi kết thúc, bên tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng nói của một người chị ngoài miền Bắc xa xôi vẫn chưa có dịp đặt chân đến miền sông nước: “Chị nghe bảo, bây giờ, người ta không còn đi chợ nổi nhiều như xưa nữa, phải không em?”.

Thông tin hàng ngày