Chàng trai yêu hoa và ước nguyện chuẩn hóa hoa tâm linh

Bén duyên với hoa từ năm lớp 8, trong một lần theo mẹ đi viếng tang, cậu học trò thử cắm bình hoa dâng cho người mất ai ngờ được khen đẹp. Từ đó, cậu nuôi mộng sẽ thành nghệ nhân về hoa, từng bước thực hiện ước mơ của mình…

cuong 3.jpg
Đoàn Trần Văn Tuyết Cương bên tác phẩm của mình

Học thiết kế nội thất đi làm hoa

Nghệ nhân hoa đó chính là Đoàn Trần Văn Tuyết Cương (pháp danh Pháp Minh), sinh năm 1993, quê ở An Giang. Sau khi học xong phổ thông, Cương chọn học trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) với chuyên ngành thiết kế nội thất. Trong thời gian 4 năm sinh viên đó, Tuyết Cương mon men tìm hiểu về nghề hoa, chọn đi làm thêm tại những shop hoa từ lớn tới nhỏ ở Sài Gòn để hiểu kỹ hơn về công việc này.

Theo Cương, TP.HCM là nơi có nhiều hoạt động, sự kiện diễn ra ngồn ngộn nên dịch vụ về hoa cũng có đất sống, từ cưới hỏi đến ma chay, từ các tổ chức kinh tế đến tổ chức tâm linh… Trong khi đi làm thêm, Tuyết Cương có duyên đi cắm hoa công quả tại chùa Minh Đạo (Q.3, TP.HCM). “Do đây là chùa của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN, các hoạt động lễ tiết diễn ra thường, nên nhu cầu cắm hoa, thay hoa mới thường xuyên hơn”, Cương chia sẻ. Điều đó tạo điều kiện cho bạn và nhóm cùng làm có điều kiện thực hiện nhiều hơn.

Khoảng thời gian đó (2015), Cương theo nhóm với một Phật tử khác ở đây, làm chung với mọi người. Đến năm 2018, bạn chính thức tách riêng ra để theo đuổi dòng hoa tâm linh với những kiểu mẫu mới lạ, kiến tạo công phu trong không gian thờ tự, các buổi lễ lớn ở các chùa, các Ban Trị sự Phật giáo…

Hỏi về nghệ thuật hoa tâm linh, Tuyết Cương cho biết có 3 phần gồm huệ, hoa văn và phong cách Thái Lan, hiện đại. Chính vì học thiết kế nội thất nên Cương có thêm kiến thức về bố cục, sự hài hòa màu sắc, tạo hình, tỉ lệ… giúp cho các tác phẩm của Tuyết Cương trở nên độc đáo. Thêm nữa, với cái tâm của người làm nghề, yêu hoa, tấm lòng của người con Phật muốn dâng lên Tam bảo những gì tốt nhất nên tác phẩm của Cương có hồn, với lòng tôn kính gửi gắm nên ai nhìn vào cũng hoan hỷ.

cuong 1.jpg


Không gian hoa tâm linh do Tuyết Cương thực hiện

Thương hiệu Cương Đoàn và câu chuyện truyền nghề

Đến nay, sau gần 3 năm chính thức làm riêng, Tuyết Cương đã xây dựng được cho mình một thương hiệu hoa mang tên “Cương Đoàn”. Ở đó, là nơi bạn tổ chức dạy về các phong cách hoa tâm linh, cũng là chỗ nhận đặt hoa theo đơn hàng của khách, tất cả các dịch vụ, nhất là tiệc cưới và lan hồ điệp. Theo Cương, đấy là cách bạn “lấy ngắn nuôi dài”.

Những khóa học mà Tuyết Cương đảm nhận mỗi khóa trong 6 ngày với học phí 14 triệu đồng. “Cương sẽ chia sẻ cả 3 phần (huệ, hoa văn và phong cách Thái Lan, hiện đại). Tất cả người học sẽ làm được ngay khi kết thúc khóa học”, nghệ nhân hoa Đoàn Trần Văn Tuyết Cương nói.

cuong 5.jpg


Mỗi tác phẩm, nghệ nhân Tuyết Cương đều đặt tâm vào, với ý niệm cúng dường Tam bảo

Về tố chất của nghề này, theo Cương đầu tiên mình phải yêu hoa thật sự, ngoài ra còn có năng khiếu để thực hiện cũng như có gu thẩm mỹ nhất định. Còn các mẫu cắm thì khá nhiều, mỗi người có thể luyện thêm từ thực tế, sau đó bắt kịp các xu hướng trong, ngoài nước để luôn làm mới mình. Đó cũng điều kiện thành công trong lĩnh vực này.

Hiện tại, Cương đang kết hợp với một nhóm chuyên hoa tang lễ ở Củ Chi cùng nhóm dịch vụ hoa cưới, lan hồ điệp ở trung tâm Sài Gòn. Và nhóm của Cương thường xuyên nhất hiện có 5-7 anh em cùng tham gia. “Một buổi lễ tôn giáo hoặc một lễ tang để trang nghiêm, thanh tịnh thì việc thiết kế không gian hoa tâm linh rất quan trọng. Với tôi, một người khi ra đi, việc tiễn họ bằng hoa cũng là một sự tưởng thưởng cho đóng góp của họ dành cho cuộc đời, thể hiện sự nhớ ơn của người còn sống”, Cương chia sẻ.

Ước mong của Tuyết Cương là lĩnh vực hoa tâm linh sẽ ngày càng được chuẩn hóa, coi trọng hơn trong hoạt động lễ nghi của tôn giáo hoặc trong mỗi gia đình mỗi khi có tang sự. “Có xem những lễ tang do người Nhật tổ chức mới thấy họ tôn trọng giá trị đóng góp của người chết thế nào. Chính không gian trang nghiêm từ hoa cũng làm cho buổi lễ trang trọng, đầy đủ ý nghĩa hơn”, chủ nhân của Cương Đoàn hoa bày tỏ.

Vì lòng ngưỡng mộ văn hóa hoa tâm linh của người Nhật, nên dự định lớn nhất của Tuyết Cương là triển khai thực hiện, phát triển dòng hoa tâm linh Nhật Bản. Nói về sự đầu tư này, Tuyết Cương chia sẻ: “Việt Nam mình cũng tương đồng văn hóa Nhật, nghĩa tử là nghĩa tận, nên tôi tin sẽ có nhiều người chọn hoa tâm linh Nhật trong những lúc hữu sự”.

cuong 2.jpg
cuong 4.jpg
cuong 6.jpg
cuong 7.jpg
cuong 8.jpg
Một số tác phẩm hoa tâm linh do Tuyết Cương thực hiện

Liên hệ nghệ nhân hoa Đoàn Trần Văn Tuyết Cương:


39/12A Lê Trực, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT/ Zalo: 0961869115
Facebook: Cương Đoàn Florist

P.V


Liên hệ Quảng cáo Báo Giác Ngộ: giacngoquangcao@gmail.com

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày