GNO - Bác sĩ Christine Stossier thuộc phòng khám Viva Mayr ở Áo giải thích lý do tại sao mà một đường ruột khỏe mạnh là chìa khóa cho hạnh phúc nói chung.
Phật tử Âu châu thực tập ăn trong chánh niệm theo sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Theo đó, bác sĩ Christine Stossier, trợ lý giám đốc y tế của Trung tâm Viva Mayr, mô tả cách lý tưởng để ăn một bữa ăn là "một chút giống như thiền Phật giáo" - trong đó bạn có mặt và nhận thức tất cả từng miếng cắn.
Hầu hết chúng ta, theo Stossier, ăn quá nhiều, quá nhanh và quá muộn vào ban đêm dần dần làm hao tổn hệ thống tiêu hóa của chúng ta, dẫn đến tồn đọng thức ăn không tiêu và các độc tố khó chịu. Một khi hệ thống được sạch sẽ và bạn bắt đầu ăn những thức ăn phù hợp đúng cách (có nghĩa là nhai mỗi miếng 30 lần), bạn có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và gan có thể làm công việc của mình, dẫn đến một sức khỏe tốt toàn diện.
Stossier và chồng mình Harald thành lập Trung tâm Viva Mayr - một trung tâm nghệ thuật y tế kiêm khách sạn trên bờ hồ Wörthersee ở Áo, với nhiệm vụ chỉ cho mọi người không những những gì họ nên ăn mà còn ăn nó như thế nào.
Stossier sống tại Áo, nhưng đến London để điều trị bệnh nhân. "Bạn có thể ăn một bữa ăn hữu cơ tinh khiết nhất, nhưng nếu bạn không nhai nó đúng cách, bạn sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích gì", bà nói. Bà cũng tập trung vào việc khôi phục lại nhịp điệu tự nhiên của hệ thống tiêu hóa: bữa ăn sáng và trưa có thể thịnh soạn nhưng bữa ăn tối nên ăn nhẹ vì đây là thời gian hệ thống này hoạt động chậm chạp nhất.
Chế độ Viva rất nghiêm ngặt nhưng Stossier lại bộc lộ sự ấm áp và hài hước. “Bạn phải cho quá trình tiêu hóa được nghỉ ngơi. Những gì mà mọi người không nhận ra là ăn vặt chỉ kích thích sự thèm ăn", bà nói. "Ngành công nghiệp ăn vặt sẽ không cảm ơn tôi vì điều này!" - bà nói thêm với một nụ cười.
Văn Công Hưng (Theo The Telegraph)