Chùa Pháp Hoa (Q.Phú Nhuận) tưởng niệm 49 năm ngày Sư Thiện Chiếu viên tịch

Di ảnh Nhà sư Thiện Chiếu
Di ảnh Nhà sư Thiện Chiếu
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 4-7 (17-6-Quý Mão), chư Tăng và Phật tử chùa Pháp Hoa trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 49 năm ngày viên tịch của Sư Thiện Chiếu.
Hòa thượng Thích Như Niệm, cùng chư Tăng, Phật tử thành kính đảnh lễ Giác linh Sư Thiện Chiếu tại chùa Pháp Hoa - Q.Phú Nhuận

Hòa thượng Thích Như Niệm, cùng chư Tăng, Phật tử thành kính đảnh lễ Giác linh Sư Thiện Chiếu tại chùa Pháp Hoa - Q.Phú Nhuận

Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm, Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, trụ trì chùa Pháp Hoa; Hòa thượng Thích Nhật Lang, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Q.Gò Vấp, cùng chư tôn đức Tăng môn phong và Phật tử đã thành kính đảnh lễ Giác linh, dâng hương tưởng niệm Sư Thiện Chiếu, tri ân những đóng góp của ngài cho Phật giáo và đất nước.

Trước di ảnh của Sư Thiện Chiếu, Hòa thượng Thích Như Niệm đã ôn lại công hạnh của ngài đối với Phật giáo và đất nước, đặc biệt những đóng góp của ngài trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Nam.

Hòa thượng Thích Như Niệm đã ôn lại công hạnh của ngài đối với đạo pháp và dân tộc

Hòa thượng Thích Như Niệm đã ôn lại công hạnh của ngài đối với đạo pháp và dân tộc

Sư Thiện Chiếu (1898-1974), thế danh Nguyễn Văn Giảng hay Nguyễn Văn Tài, bút hiệu Xích Liên, là chí sĩ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhà văn, nhà cải cách Phật giáo.

Sư Thiện Chiếu sinh năm 1898 trong một gia đình có truyền thống đạo Phật, tại xã Vĩnh Hựu, H.Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Sư xuất gia theo ông nội là trụ trì chùa Linh Tuyền, Hòa thượng Huệ Tịnh. Ở đây, sư được giáo dục căn bản cả Hán học và Tây học. Trong thời gian này, sư cũng có dịp tiếp xúc với nhiều nhà trí thức yêu nước, đặc biệt là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cụ Nguyễn có tặng ông quyển tự điển Pháp - Việt và lời căn dặn: "Muốn đánh đuổi được giặc thì phải hiểu giặc, tuổi còn trẻ cố học cho giỏi pháp văn".

Chư Tăng, Phật tử chùa Pháp Hoa thành kính tưởng niệm Sư Thiện Chiếu

Chư Tăng, Phật tử chùa Pháp Hoa thành kính tưởng niệm Sư Thiện Chiếu

Năm 1993, thể theo nguyện vọng của Tăng Ni, Phật tử và được sự chấp thuận của lãnh đạo các cơ quan hữu quan, Giáo hội TP.HCM đã tiến hành việc bốc hài cốt của Sư từ nghĩa trang Văn Điển (Hà Nội) về hỏa thiêu và an trí tại chùa Pháp Hoa ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Tại TP.HCM có tên đường trên địa bàn Q.3 được đặt là Sư Thiện Chiếu để tưởng nhớ đến nhà yêu nước và là một nhân tố tích cực trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày