Mồng Một Tết, trời đã ấm dần nên từ rất sớm người dân đã đổ ra đường đón xuân, cúng tổ tiên và kéo về các chùa quanh vùng, người lớn cầu may, giải hạn, giới trẻ xin chữ với mong ước một năm mới học tập thành tài.
Đối với những người còn đi học, ngày đầu năm mới lên chùa là để xin chữ. Ảnh: Khắc Lịch (Chụp tại Đà Lạt, Lâm Đồng)
Nhận chữ từ sư thầy. Ảnh: Khắc Lịch (Chụp tại Đà Lạt, Lâm Đồng)
Em Trần Lệ Quyên (sinh viên Đại học Đà Lạt) chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, sáng mồng một Tết dù có bận thế nào cũng phải đi chùa xin các thầy chữ, cả chục năm nay rồi”. Theo em, với những người đang đi học, năm mới xin được chữ sẽ gặp được nhiều may nắm trong học tập. Ảnh: Khắc Lịch (Chụp tại Đà Lạt, Lâm Đồng)
Ngày đầu năm, tại các chùa bán rất nhiều cau, trầu phục vụ người đi lễ. Ảnh: Khắc Lịch (Chụp tại Đà Lạt, Lâm Đồng)
"Bay đi chim ơi!...". Ảnh: Khắc Lịch (Chụp tại Đà Lạt, Lâm Đồng)
Hồn nhiên vui đùa trên sân chùa. Ảnh: Khắc Lịch (Chụp tại Đà Lạt, Lâm Đồng)
Mừng tuổi cho những đứa trẻ ở chùa. Ảnh: Khắc Lịch (Chụp tại Đà Lạt, Lâm Đồng)
Rạng rỡ mùa xuân. Ảnh:Phạm Thọ ( Chụp tại Diên Khánh,Khanh Hòa.)
Hội làng mùa xuân. Ảnh:Phạm Thọ (Chụp tại Diên Khánh,Khanh Hòa.)
Ngày đầu năm, người dân TP Quảng Ngãi đi viếng mộ người thân. Ảnh: PHO (Chụp tại TP Quảng Ngãi.)
Con gọi chúc tết ông bà.Ảnh: PHO (Chụp tại TP Quảng Ngãi.)
Đầu năm, cả nhà sum họp. Ảnh: QT (Chụp tại Huế)
Bên mẹ ngày xuân. Ảnh: Cảnh Hưởng (chụp tại làng Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị)
6h sáng mồng một Tết Tân Mão, mẹ Nguyễn Thị Huế, 87 tuổi sắp bánh in ngũ sắc cúng tổ tiên. Ảnh: Cảnh Hưởng (chụp tại làng Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị)
Các cụ cao niên làng Bích La (quê hương cố Tổng Bí thư Lê Duẩn- đây còn là làng được mệnh danh là làng tiến sĩ) cúng lễ đầu năm tại đình làng. Ảnh: Cảnh Hưởng (chụp tại làng Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị)
Sau khi cúng xong, các cụ cùng nhau trò chuyện bên hồ ở đình làng. Tương truyền mồng 3 tết, ở hồ này có rùa thần xuất hhiện. Ở đây còn có lễ hội chợ đình rất lớn vào rạng sáng mồng 3 hàng năm đậm nét dân gian thu hút hàng chục ngàn du khách gần xa.Ảnh: Cảnh Hưởng (chụp tại làng Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị)
Cháu mừng tuổi bà. Ảnh: Cảnh Hưởng (chụp tại làng Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị)
Mang theo A Chói một vò rượu cần, một con gà, mẹ Hồ Thị Măng (bản Khe Đá, thị trấn Lao Bảo) lại cùng những người con, người cháu của mình rời bản “xuống phố” để chúc tết và nhận lộc đầu năm. Ảnh: Hoài Nhân (Chụp tại Lao Bảo,Quảng trị)
Cả những đứa trẻ cũng theo mẹ đi xin lộc. Ảnh: Hoài Nhân (Chụp tại Lao Bảo,Quảng trị)
Ngày đầu xuân rất nhiều người về dâng hương tại khu tưởng niệm 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ảnh: ĐắcThành
Tết về trên mọi đường các vùng quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh rất nhiều người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: ĐắcThành
GNO - Trong niềm hoan hỷ của mùa Phật đản Phật lịch 2569, tối 13-4-Ất Tỵ, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại lễ Phật đản tại thiền viện Trúc Lâm - Văn phòng Ban Trị sự.
GNO - Sáng rằm tháng Tư năm Ất Tỵ, tại Trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội), Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự GHPGVN cử hành Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 trong niềm hân hoan, thành kính của Tăng Ni, Phật tử cả nước.
GNO - Đối với tất cả các tôn giáo, ngày đản sinh của vị giáo chủ là ngày vô cùng trọng đại. Riêng với đạo Phật, ngày đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni là ngày thiêng liêng của người Phật tử, ngày ấy đã trở thành ngày lễ lớn nhất, một sự kiện vĩ đại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người.
GNO - Chiều 15-4-Ất Tỵ (12-5-2025), Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 của GHPGVN TP.Thủ Đức được trang nghiêm tổ chức tại chùa Thiên Minh - Văn phòng Ban Trị sự (P.Phước Bình).