Chùm ảnh: Vườn tượng đẹp mê hồn dưới chân Ngũ Hành Sơn

Hơn 30 năm trong nghề. Là thế hệ thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghề điêu khắc. Đang sở hữu một bộ sưu tập có một không hai các tượng danh nhân văn hóa, anh hùng của dân tộc - Đó là vài nét chân dung nhà điêu khắc Nguyễn Long Bửu.

Điêu khắc gia Nguyễn Long Bửu bên cạnh vườn tác phẩm của mình.

Lên 10, anh đã được cha là ông Nguyễn Sang truyền nghề điêu khắc. Cha anh cũng được từ ông nội là Nguyễn Binh, nghệ nhân được hoàng cung Campuchia mời sang giúp trùng tu đền Angkowat. Ông cố Nguyễn Chất là người có bàn tay vàng trong những người thợ xây dựng hoàng thành và lăng tẩm ở Huế.

Trông nhà điêu khắc gia như một ông nông dân chính hiệu, thân thiện và gần gũi với khách lạ như người thân trong nhà. Anh bảo thế hệ anh may mắn hơn những người đi trước vì được đào tạo bài bản từ Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, kết hợp với cái gen di truyền của cha ông nên trong cuộc đời điêu khắc của mình, anh đã tạo ra nhiều bức tượng để đời.

Năm 2003, tại cuộc thi điêu khắc thế giới bằng chất liệu sáp ong ở Thái Lan quy tụ nhiều nhà điêu khắc nổi tiếng trên thế giới đến từ 15 nước như Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc… Nguyễn Long Bửu là nhà điêu khắc duy nhất của Việt Nam được tham dự. Và anh đã nhận Huy chương Bạc cho tượng “Niềm hạnh phúc” do công chúa Thái Lan trao. Các tác phẩm đoạt giải đang được lưu giữ tại bảo tàng quốc gia Thái Lan.

Tại hội nghị APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội, Nguyễn Long Bửu là người duy nhất được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho mở triển lãm với 30 bức tượng nổi tiếng của anh. Khu vườn tượng dưới chân Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) tập hợp những tác phẩm ưng ý và giá trị nhất trong cuộc đời sáng tác của mình.

Bước vào không gian tượng của anh, khách tham quan sẽ lạc vào một thế giới của câu chuyện cổ tích được anh thể hiện bằng chất liệu đá, xi-măng. Hàng trăm sản phẩm từ bàn tay tinh túy của anh được sắp xếp với một chủ ý nhất định.

Nhiều danh nhân hay anh hùng dân tộc qua bàn tay tài hoa của anh từ chất liệu đá vô tri vô giác nhưng đã toát lên một sức sống, như đang trò chuyện với nhân vật mà mình đang chiêm ngưỡng. Đó là bức chân dung Đức Thánh Trần, liệt sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm, các tượng La Hán, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tượng danh nhân…

Dạo chơi trong khu vườn tượng, người xem sẽ bắt gặp không gian của văn hóa Việt đậm đà bản sắc dân tộc. Hình ảnh một cậu bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách thể hiện tinh thần hiếu học từ ngàn xưa. Chân dung người phụ nữ với tấm áo tứ thân nền nã và chiếc nón quay thao gợi nhớ những làn điệu dân ca ngọt ngào…

Hiện nay trong khu vườn của anh với hàng ngàn sản phẩm nhưng với anh 12 tác phẩm nghệ thuật của các danh nhân, 34 tác phẩm nghệ thuật hiện đại, 15 tác phẩm cổ điển là tài sản lớn nhất của anh trong cuộc đời điêu khắc của mình.

Nhà điêu khắc Nguyễn Long Bửu sinh năm 1957 tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hơn 30 năm miệt mài thổi hồn vào đá, con người anh chưa bao giờ nguội lạnh với niềm say mê sáng tác. Ngoài giải thưởng do Công chúa Thái Lan trao tặng, hiện anh có một “bộ sưu tập” các giải thưởng trong và ngoài nước như: Giải thưởng Thụy Điển - Việt Nam phát triển văn hóa tại triển lãm điêu khắc toàn quốc, giải thưởng của Tổng Cục Chính trị với tác phẩm “Mẹ Thứ” Quảng Nam, tượng nữ anh hùng bác sĩ Đặng Thùy Trâm được trưng bày tại bệnh xá Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ, Quảng Ngãi). Đặc biệt, vừa qua anh đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có nhiều tác phẩm điêu khắc đạt giải thưởng trong nước và quốc tế.

Dân trí mời quý độc giả bước vào vượn tượng và thưởng thức những tác phẩm đẹp của điêu khắc gia Nguyễn Long Bửu.

Chân dung Đức Thánh Trần

Chân dung cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Tác phẩm "Thư giãn"

Tác phẩm "E lệ"

Tề Thiên Đại Thánh

Tác phẩm "Phật Di lặc"

Tác phẩm "Người phụ nữ Việt Nam với áo tứ thân và nón quay thao"

Tác phẩm "Ông già ngồi trên lưng nai"

Tượng cụ Phan Chu Trinh

Tượng nữ anh hùng, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Tượng nhạc sĩ Văn Cao

Mẹ Thứ

Phật bà Quan Âm

Tượng Phật Thích Ca

Tượng các vị La Hán

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày