Chuông đồng quý hiếm vứt trong góc nhà

Chuông đồng có niên đại thế kỷ 14 tại Văn phòng UBND H.Cẩm Xuyên
Chuông đồng có niên đại thế kỷ 14 tại Văn phòng UBND H.Cẩm Xuyên

Chuông đồng có niên đại thế kỷ 14, được phát hiện tại chùa Rồi, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, hiện vẫn đang nằm tại góc phòng của Văn phòng UBND huyện và chưa được quan tâm bảo quản, nghiên cứu đúng mực.

Ông Hồ Bách Khoa, Phó phòng Di sản, Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh cho biết: Chuông đồng cao 1m20, trọng lượng trên 300 kg, đường kính 65 cm, vành ngoài của miệng chuông được tạo chỉ nối với những cánh sen liên tiếp, thân chia làm 2 phần rõ rệt, mỗi phần được tạo thành 4 lạc khoản kiểu hình chữ nhật (có 2 gờ chỉ đúc và 2 gờ chỉ nổi đối xứng nhau). Trên 2 gờ chỉ nổi lại chia ra làm 2 phần lạc khoản có 4 núm lớn để thỉnh chuông, bao quanh là hình những cánh sen, quai chuông là hình con rồng đang há rộng miệng, mình cuộn vòng tròn, 4 chân có móng vuốt nhọn bám chặt xuống mặt đỉnh chuông. Thân chuông có khắc bài thơ của Phạm Sư Mạnh - một quan đại thần thời nhà Trần viết, nội dung bài thơ như sau:

Phần quai chuông có hình con rồng

Phần quai chuông có hình con rồng

Phiên âm:

Nam Vọng Hoành Sơn đại hải đầu - Kinh ba hung dũng bạch vân (chu)
Thiều thiều vạn lý nam chinh lộ - Xa giá hoang châu Bố  Chánh châu.

Dịch nghĩa:

Nhìn về phía nam núi Hoành Sơn có biển lớn trải dài - Sóng lớn trập trùng vút tận mây trắng - Con đường Nam chinh muôn dặm xa xăm - Xa giá tới châu Bố Chánh núi non hoang vắng.

Đây là chiếc chuông đồng có niên đại khá sớm và quý hiếm cần sớm được chuyển về cơ quan chuyên môn theo luật định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có nhóm ăn chay cũng dùng trứng (công nghiệp) được - Ảnh minh họa

Ăn chay trường dùng trứng, sữa được không?

GNO - Tôi là Phật tử ăn chay trường đã lâu. Vì công việc và sức khỏe nên tôi có dùng các thức uống như sữa, nước yến, mật ong. Có người nói rằng đã ăn chay trường thì không nên dùng các thức uống đó. Vậy tôi nên làm thế nào? Mong được quý Báo hướng dẫn.
Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

GNO - Tôi thường viếng các chùa và nhận thấy rằng các chú tiểu nhỏ (khoảng độ tuổi mẫu giáo và cấp 1) thường để ba chỏm tóc, còn các chú tiểu lớn hơn (khoảng độ tuổi thiếu niên, cấp 2, 3) thì để một chỏm tóc dài rồi vén bên tai. Quý Báo cho tôi biết nhà chùa chừa các chỏm tóc này cho các chú tiểu có ý nghĩa gì?

Thông tin hàng ngày