Chuyên đề về Học viện PGVN tại TP.HCM

GNO - Vẫn là 30 trang nội dung, nhưng Giác Ngộ số 844, ra vào ngày mốt, 6-5 sẽ in bốn màu, trên giấy láng - dành đa số dung lượng cho chuyên đề về Học viện PGVN tại TP.HCM nhân dịp Học viện sắp khánh thành giai đoạn I - lễ khánh thành diễn ra vào ngày 8-5 tới.

b1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 844 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

"Hôm nay, giai đoạn 1 cơ sở Lê Minh Xuân của Học viện được khánh thành, tôi cầu mong và tin tưởng Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tiếp tục giúp đỡ Hội đồng Điều hành để Học viện trong phạm vi 24 mẫu đất này trở thành Trường Đại học Phật giáo mang tầm quốc gia và sánh vai với các trường đại học trong khu vực như nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã kỳ vọng, khi ký quyết định giao đất cho Học viện.

Trên thực tế, gần 24 mẫu đất được xem là lớn đối với một ngôi chùa tại VN nhưng chỉ là một diện tích trung bình đối với một trường đại học đẳng cấp. GHPGVN hiện có hơn 30 trường Phật học nằm trong khuôn viên của các ngôi chùa mà nguyên do chính là do GHPGVN thiếu nguồn tài chánh cho giáo dục Phật học. Chúng ta có quá ít, nếu không nói hầu như chưa có các trường Phật học độc lập với chùa, chuyên làm sứ mệnh giáo dục Phật học, nhằm đào tạo Tăng Ni tài cho GHPGVN, đất nước và con người VN" - HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Viện trưởng Học viện chia sẻ ở trang 3.

Kế đó, trong bài viết Học viện PGVN tại TP.HCM từ quá khứ đến hiện tại, HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM khẳng định:

"Nền giáo dục Phật học nhấn mạnh ba trụ cột quan trọng của hạnh phúc là hoàn thiện đạo đức, hoàn thiện thiền định và hoàn thiện trí tuệ. Qua giáo dục đạo đức, người học Phật rèn luyện nhân cách, phẩm chất cao quý, trở nên vị tha, sống tôn trọng luật pháp và góp phần xây dựng hạnh phúc cho mình và người. Ngoài ra, người tu học Phật được hướng dẫn kỹ năng phát triển trí tuệ, gồm trí tuệ do học Phật, trí tuệ do thẩm nghiệm Phật pháp và trí tuệ do thực tập thiền định. Khi hoàn thiện 3 phương diện giáo dục giới - định - tuệ nêu trên, người tu học Phật có thể kết thúc khổ đau, góp phần xây dựng một xã hội tràn đầy an vui, hạnh phúc và phát triển bền vững".

Nhân sự kiện khánh thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (Học viện) - cơ sở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh - HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP, Viện trưởng Học viện dành cho Giác Ngộ cuộc phỏng vấn - nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục Tăng Ni. Ở đó, Hòa thượng còn chia sẻ bí quyết để  luôn có được sức khỏe, sự nhạy bén và minh mẫn trong công việc...

Bia online.jpg

Trong bài phỏng vấn TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng đặc trách Tăng Ni sinh viên nội trú Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh trước câu hỏi có phải nội trú là điều kiện bắt buộc đối với Tăng Ni sinh viên kể từ khóa XI trở đi - Giác Ngộ nhận được câu trả lời: "Được tu học nội trú là diễm phúc chứ không phải “bị bắt buộc”.

"Thực hiện sứ mệnh quan trọng “đào tạo thế hệ Tăng sĩ có tài có đức để kế thừa gia tài Phật pháp” do Giáo hội giao phó, hơn 30 năm tồn tại và phát triển, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã có một số thành tựu khiêm tốn góp phần vào sự lớn mạnh của ngành giáo dục của Phật giáo" - là nhận định của TT.Thích Viên Trí trong bài "Cần những bước chuyển mình".

Ngoài ra, trong số này còn có bài phỏng vấn HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN về chặng đường 35 năm phát triển của GHPGVN; các bài Phật học, Suy nghiệm lời Phật và trả lời câu hỏi "Quy y mà không thọ giới được không?".

Kính mời bạn đọc đón theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày