Chuyển hóa mặc cảm tội lỗi

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1221 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1221 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Mặc cảm tội lỗi (akusala), hay sự ghét bỏ, thường đem mũi dùi hướng về chính mình. Nó xâu xé thân tâm ta ra thành từng mảnh. Khi có một mặc cảm tội lỗi lớn, ta sẽ không còn đủ năng lượng để thay đổi nó nữa. Ta bị chính mặc cảm ấy chế ngự, nó làm tiêu hao hết năng lực của ta.  

Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi. Như kinh nghiệm tôi có trong thời gian tu tập với ngài U Pandita. Khi thiền tập của ta được thâm sâu một chút, thường tự nhiên ta sẽ quán xét lại những hành động sai lầm của mình trong quá khứ. Những việc này không cần ai mời gọi, chúng cũng cứ tự động khởi lên.

Có người nhớ lại là mình đã làm một người bạn thất vọng, vì đã không đến dự buổi tiệc sinh nhật của cô; hoặc một câu trả lời cay cú đối với vợ hay chồng mình, mà người ấy không còn trong cuộc đời mình nữa. Có người đau khổ về một sự lường gạt thuế má mà không ai biết đến, hoặc một nỗi sợ vì một lời nói dối trong tình bạn…

Ðiều quan trọng là ta phải biết thừa nhận các việc đó, cho dù nhỏ bé hay lớn lao đến đâu, tiếp xúc với nỗi đau ấy một cách trọn vẹn, và rồi, như ngài U Pandita khuyên tôi, buông bỏ chúng đi - “Ðừng nghĩ về nó nữa”. Bằng không, chúng ta chỉ vô tình củng cố thêm một hình ảnh rất sai lầm về con người thật của mình mà thôi.

Mặc cảm tội lỗi là một tâm bất thiện

Trong Tâm lý học Phật giáo có một sự phân biệt khá lý thú giữa mặc cảm tội lỗi và hổ thẹn.

Mặc cảm tội lỗi (akusala), hay sự ghét bỏ, thường đem mũi dùi hướng về chính mình. Nó xâu xé thân tâm ta ra thành từng mảnh. Khi có một mặc cảm tội lỗi lớn, ta sẽ không còn đủ năng lượng để thay đổi nó nữa. Ta bị chính mặc cảm ấy chế ngự, nó làm tiêu hao hết năng lực của ta. Ta cảm thấy rất cô đơn và chỉ còn biết nghĩ đến sự bất thiện của mình mà thôi: “Tôi là người xấu nhất trên trái đất này. Chỉ có tôi mới có thể làm những chuyện như vậy!”. Nhưng thật ra chính thái độ ấy lại rất là vị kỷ, vì ta chỉ biết nghĩ đến mình như là trung tâm của vũ trụ này vậy.

Hổ thẹn (hiri), ngược lại, là một thái độ chấp nhận. Chúng ta ý thức rằng mình đã làm hay nói một điều gì đó bất thiện, và nó gây nên khổ đau. Bây giờ ta cảm nhận được nỗi đau ấy. Nhưng điều quan trọng là hổ thẹn có công năng giải thoát ta ra khỏi ngục tù của quá khứ. Nó cho ta năng lượng, giúp ta có thể đứng dậy và bước đi, và tự hứa rằng từ nay mình sẽ sống sao cho tốt đẹp.

Ngược lại, mặc cảm tội lỗi đôi khi lại rất là gian xảo. Ta có thể tưởng nó là một sức mạnh chính đáng có thể thúc đẩy ta hành động tốt lành, phục vụ cho kẻ khác. Nhưng thật ra, mặc cảm tội lỗi không hoạt động như vậy. Khi chúng ta bị thúc đẩy vì tội lỗi thì chính mặc cảm ấy, nỗi đau ấy, đóng vai trò chánh, làm chủ hành động của mình.

Và khi những cảm xúc ấy đóng vai ông chủ, ta chỉ còn nghĩ đến chính mình. Nó ngăn trở, không cho phép ta suy xét và hành xử một cách sáng suốt được. Cảm xúc chế ngự lý trí ta. Cuối cùng, với mặc cảm tội lỗi, ta chỉ biết phục vụ cho chính mình mà thôi.

Tất cả đều đang biến đổi

Ý niệm sai lầm về một cái Tôi cố định, không thay đổi, cũng có thể nuôi dưỡng phiền giận qua hình thức của sự tự ghét bỏ hoặc tự trách móc. Khi chúng ta cho rằng cái Tôi này là thật, không bao giờ đổi thay, ta sẽ dễ dàng chấp nhận những tập quán, thói quen của mình như đó là bản tánh tự nhiên.

Một cái thấy chân chánh sẽ giúp ta phá vỡ được ý niệm sai lầm này. Nó giúp ta thấy được tự tánh vô ngã của những năng lực khởi lên rồi diệt đi trong ta.

Ví dụ, ta có thể kinh nghiệm được sân hận, tội lỗi và phiền muộn như những năng lực tự động đến và đi trong tâm, mà ta không làm gì hết. Phiền giận như là một cơn giông tố, nó kéo đến rồi kéo đi. Nó không phải là tôi, là của tôi. Và nó cũng không phải là bạn, hay là của bạn.

Ý thức được sự rỗng không này, ta sẽ nhìn thấy được mình và kẻ khác chính xác hơn. Và từ đó mà tâm từ được phát sinh.

Sharon Salzberg

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar với những tác động thay đổi xã hội ở Ấn Độ

Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar với những tác động thay đổi xã hội ở Ấn Độ

NSGN - Nổi lên trong số hàng triệu người để thiết lập một trật tự xã hội công bằng, Tiến sĩ Ambedkar là một một học giả, một nhà cải cách xã hội xuất sắc, một người yêu nước,một nhà lập pháp đáng nể trọng; và là một nhà lãnh đạo tôn giáo có tầm nhìn xa, là vị anh hùng của sự phục hưng Phật giáo đương đại ở Ấn Độ.
Phật tử tham gia cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

BR-VT: Chùa Liên Trì tổ chức thi tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

GNO - Chiều 27-4 (30-3-Ất Tỵ), tại chùa Liên Trì (TP.Vũng Tàu) diễn ra cuộc thi tìm hiểu cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhân Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Phật đản Phật lịch 2569. Đây là một sự kiện ý nghĩa được tổ chức nhằm khuyến khích Phật tử và cộng đồng tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời Đức Phật.
Đoàn cung rước tôn tượng Đức Phật sơ sinh trong khuôn khổ khóa tu Kính mừng Đại lễ Phật đản

Long An: Khóa tu tuổi trẻ hướng về Đại lễ Phật đản và Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

GNO - Sáng 27-4, Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Long An phối hợp Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN H.Đức Hòa, Hội Liên hiệp Thanh niên VN H.Đức Hòa và chùa Pháp Minh tổ chức khóa tu tuổi trẻ hướng về Đại lễ Vesak 2025, Phật đản Phật lịch 2569, với 200 tu sinh tham dự.

Thông tin hàng ngày