“Cò du lịch” ở danh thắng Ngũ Hành Sơn

Giác Ngộ - Danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, cạnh tuyến đường du lịch ven biển Trường Sa, P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) thường xuyên có hiện tượng “cò du lịch” - là nỗi bức xúc của nhiều du khách. 
Cổng A khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, các quày hàng và đội quân bán hàng lưu niệm dưới chân núi lộn xộn, bát nháo.jpg

Cổng A khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, các quầy hàng và đội quân bán hàng lưu niệm dưới chân núi lộn xộn, bát nháo - Ảnh: Thiên Thanh

Từ hòn Thủy Sơn, du khách không thấy vui, khi nhìn thấy cảnh mất trật tự gồm các quầy hàng lưu niệm và nhiều người bán đứng, ngồi, đi lại, mời mọc, chèo kéo lộn xộn dưới chân núi như cái “chợ” chứ không phải nơi tham quan, du lịch. Chưa xuống hết các bậc cấp, một nhòm người bán hàng lưu niệm chủ yếu bằng đá như vòng, kiền, nhẫn… ở hai bên bậc thềm và bên trong cổng B khu danh thắng vẫy gọi, chào mời mua hàng.

Một số cô gái còn đặt sẵn những chiếc ghế nhựa ngay giữa lối ra vào cổng để ngồi túc trực đón lỏng du khách từ trên núi xuống. Ra khỏi cổng, một số người cầm hàng chèo kéo, lẽo đẽo mời mọc khách du lịch, trong đó có khách nước ngoài, nhiều du khách đã lắc đầu ngao ngán vì kiểu mời mọc thái quá này.

Hai bên bậc thềm cổng A, khách cũng bị những người bán hàng đeo bám riết. Chẳng hạn như mời mọc mua hương lên dâng lễ Phật ở chùa Tam Thai, hoặc dâng hương ở động Huyền Không với giá một thẻ tính tiền gấp đôi, gấp ba bên ngoài.

Còn trên núi, ngay giữa lối rẽ vào các động Huyền Không, Linh Nham và Vân Thông một số người chủ yếu là bán các loại giải khát, trái cây, bánh kẹo… miệng luôn mời mọc, đánh vào tâm lý rất khát nước của du khách sau khi leo lên các bậc cấp, để bán với giá cao gấp đôi, gấp ba.

 Danh thắng Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố, là biểu tượng văn hóa - tâm linh trong tâm thức người dân và du khách thập phương, là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình tìm về di sản miền Trung.

Anh Hà Văn Hùng, du khách đến từ TP.Hải Phòng phàn nàn: “Tôi lần đầu tiên đến TP.Đà Nẵng được đi tham quan thành phố, đứng trên ngọn núi cao của danh thắng Ngũ Hành Sơn, phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thành phố và tỉnh Quảng Nam, cảnh quan trời mây non nước bao la, hữu tình thì không có gì lý thú bằng.

Thế nhưng có một điều không vui là nạn đeo bám, mời mọc mua hàng gây phiền lòng du khách. Cần chọn điểm buôn bán tập trung ở dưới cũng như trên núi làm sao cho hợp lý, tránh chèo kéo khách”.

Còn chị Dương Thị Ánh, nhà ở trên đường Trường Sa cạnh khu danh thắng thì bộc bạch: “Từ nhiều năm nay mỗi tháng hai lần vào ngày 1 và 15 (âm lịch), tôi đi dâng hương lễ Phật ở chùa Tam Thai trên núi Ngũ Hành Sơn. Chùa là nơi trang nghiêm để hành lễ, nơi chiêm nghiệm tâm linh, theo tôi cần chấn chỉnh ngay nạn lẽo đẽo theo sau du khách mời mua hàng, mà chọn nơi thích hợp trên núi để nghỉ ngơi, mua sắm”.

Với những phàn nàn trên, thiết nghĩ nạn “cò du lịch” cần chấm dứt tình trạng bu bám, chèo kéo khách du lịch để TP.Đà Nẵng luôn đẹp trong mắt du khách, góp phần quảng bá hình ảnh thành phố thân thiện và mến khách đến với du khách trong và ngoài nước. 

Thiên Thanh (TP.Đà Nẵng)

___________

* Bài, tin, ảnh cho Trang Bạn đọc - Giác Ngộ vui lòng e-mail về: bandocgiacngo@gmail.com

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày