Con đã biết thở & cười

Con đã biết thở & cười

GN - Quay về với hơi thở là quay về nhận diện bản thân mình rõ ràng nhất...

Trong quyển Giận, Thiền sư Nhất Hạnh có viết: “Hạnh phúc có nghĩa là ít đau khổ. Nếu không chuyển hóa được đau khổ thì không thể nào có hạnh phúc”. Nhờ vậy con ý thức được rằng hạnh phúc là có thật, có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có thể có được hạnh phúc ngay bây giờ, và ở đây.

Khi trong con hay mọi người chứa đầy năng lượng của sự giận dữ, nóng nảy thì lúc ấy hạnh phúc đang vắng mặt thật sự. Nhưng đó chỉ là vắng mặt tạm thời, chúng ta có thể kêu hạnh phúc xuất hiện khá dễ dàng. Thiền hành là một pháp môn chuyển hóa hữu hiệu và phù hợp trong lúc này.

Khi con thấy mình khổ quá, sao mọi thứ xung quanh cứ như đang chống đối lại mình, con thấy người mình từng yêu thương lo lắng sao hôm nay lại đối xử tệ với mình? Trong lúc ấy hãy đừng nói năng gì cả, vì trong khi giận mình khó có thể dùng lời ái ngữ, nếu không dùng ái ngữ thì mình có thể làm tổn thương bạn của mình hay những người thân khác. Trong lúc như vậy con chọn thiền hành, thở vào ba bước, thở ra ba bước, thế là con thấy bớt bực bội. Con cũng từng là người nóng nảy, vì nhiều thứ áp lực công việc nên có khi bị stress liên tục và cáu gắt dữ dội, mà giờ đây nhờ nương theo hơi thở con có thể điềm nhiên, hơn nữa còn có thể gửi tặng bất cứ ai một nụ cười dễ thương.

Thời Phật Thích Ca còn tại thế, Tăng đoàn của Ngài đã có những pháp môn chuyển hóa rất hay, thay vì đè nén và sợ hãi. Đức Phật dạy pháp môn “Quán niệm hơi thở” rất dễ hiểu và thực hành, nếu tinh chuyên sẽ có khả năng duy trì chánh niệm rất tốt. Hơi thở được ví như mạch nước ngầm tươi mát, như đám mây rồi sẽ là mưa,… Thân mình như bông hoa, nếu thiếu nước hoa sẽ tàn, nước mang tới sự tươi mát cho hoa. Quay về với hơi thở là quay về nhận diện bản thân mình rõ ràng nhất, khi thở con thấy cơ thể mình tràn đầy nhựa sống. Con biết rằng đời người quý nhất là hơi thở, vì nếu mất đi hơi thở thì cũng đồng nghĩa mất đi hình hài này.

Năng lượng hạnh phúc giống như một dòng sông. Dòng sông ấy có những đợt nước lớn ròng, nước lớn làm cho dòng sông trở nên mênh mông hơn, và ngược lại có khi nước ròng đến trơ cả đáy sông, và chính sự lớn ròng ấy đã mang lại cho dòng sông sự tươi mới. Dòng sông thì có khi lớn khi ròng, và dòng đời cũng thế. Dòng sông cần trao đi đổi lại con nước thì dòng đời cũng cần có sự san sẻ hạnh phúc, buồn vui.

Bạn bè xung quanh là anh em, người thương ta và người ta thương,… Con nghĩ rằng những người quanh con họ cũng có nhiều hạnh phúc, họ cũng đang muốn san sẻ, mà đôi khi không biết làm thế nào? Nhiều khi con cũng vậy, muốn nói với ai về một niềm vui, nhưng lắm khi không biết chia sẻ cùng ai. Con biết rằng niềm vui cần có sự cho đi, chia sẻ, nên từ đây con không ngại khi muốn nói cùng ai con yêu họ, thương họ và có một điều gì muốn nói cùng họ.

Giờ đây khi cùng thực tập và nương tựa dưới sự dìu dắt của quý thầy cô, con thấy mình có đủ niềm tin hơn và có thêm sức sống mạnh mẽ, mà có khi con đã quên rằng mình vẫn còn hữu dụng. Sau khoảng thời gian thực tâp, con nhận ra rằng: “Hạnh phúc là ở đây, bây giờ. Hạnh phúc là khi ta cảm thấy bình an trên mỗi bước chân và chuyển hóa được nhiều sự sợ hãi”.  

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày