Con đường nào của báo chí Phật giáo?

Hai trong những ấn phẩm báo chí Phật giáo tại một triển lãm ở TTXVN
Hai trong những ấn phẩm báo chí Phật giáo tại một triển lãm ở TTXVN

GN - Báo chí là một trong bốn vấn đề căn bản đã được Tổ Khánh Hòa (1877-1947) đặt ra cho công cuộc chấn hưng Phật giáo tại nước ta từ 87 năm trước qua tạp chí Pháp Âm (1929) - tờ báo đầu tiên của lịch sử báo chí Phật giáo VN.

Pháp Âm chỉ ra được một số thì bị đình bản, nhưng nhờ sự tiên phong đó, nhiều tạp chí Phật giáo được thành lập khắp cả nước. Nổi bật đáng kể trong giai đoạn mở đầu là các tạp chí Viên Âm (1933) - Huế, Đuốc Tuệ (1935) - Hà Nội, và Duy Tâm Phật Học (1935) ở Trà Vinh.

Tiếp theo, nhiều tờ báo khác nữa được thành lập song hành cùng với những bước vận động của Phật giáo nước nhà, đa dạng và phong phú, từ tạp chí ba tháng ra một kỳ cho đến tuần san và cả nhật báo.

Được xác định là cơ quan truyền bá Chánh pháp, báo chí Phật giáo qua các giai đoạn phát triển đã làm tốt vai trò truyền thông của mình: loại trừ các hiện tượng, tệ nạn mê tín dị đoan pha tạp làm lu mờ, gây ngộ nhận về Phật giáo; đồng thời phổ biến những tri thức Phật học đúng nghĩa, tuyển dịch giới thiệu một số kinh văn Phật thuyết; giới thiệu và khuyến khích các phong trào học Phật tiến bộ, phù hợp với thời đại…

Đọc lại báo chí Phật giáo đã từng xuất bản, bên cạnh nội dung trên, thái độ được chuyển tải trong nội dung của các các ấn phẩm báo, tạp chí Phật giáo có những đối thoại, có lúc rất gay gắt, về nhận thức Phật học cần thiết cho thời đại, quan điểm truyền thống và những trăn trở về mô hình Phật giáo mới, giữa một Phật giáo vị nhân sinh và tín ngưỡng pha tạp, hiện tượng ngụy biện giáo lý phương tiện... Nhiều vấn đề vẫn còn mang tính thời sự trong tình hình Phật giáo hiện nay.

Có ý kiến cho rằng báo chí Phật giáo do không đi vào phản ánh các mặt tiêu cực, nên không thực sự hấp dẫn người đọc, vì vậy số lượng phát hành thường không thể sánh với nhiều tờ báo, tạp chí giải trí, khai thác vụ án như bên ngoài xã hội. Điều đó có đúng không?

Người viết đã từng biết, hoặc đến thăm một số tờ báo, kênh truyền hình Phật giáo thu hút người đọc, người xem ở nước ngoài, và đã biết rằng, các tờ báo, tạp chí, kênh truyền hình ấy cũng có chủ trương không khai thác những vụ bê bối, mặt tiêu cực của xã hội, mà chỉ cung cấp những thông tin để người đọc, người xem có nhận thức đúng hơn về đạo và cuộc đời, những phương pháp có thể ứng dụng tạo kỹ năng sống hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Dĩ nhiên, những điều đó phải được chuyển tải một cách tinh tế, sống động, hay nói cách khác, được thể hiện bằng tác phẩm báo chí của những người làm truyền thông “có nghề”, đầy tâm huyết và sáng tạo. Phản ánh về cái đẹp, cái thiện chạm được trái tim của bạn đọc, người xem thường khó hơn khi mô tả cái xấu, vụ án.

Nhiều năm trước, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lúc làm Bí thư Thành ủy TP.HCM trong một lần đến thăm và làm việc với Ban Biên tập Báo Giác Ngộ, ông chia sẻ rằng, Báo Giác Ngộ nói riêng và báo chí Phật giáo nói chung tập trung làm tốt công tác truyền bá Phật pháp để tín đồ, bạn đọc nhận thức đúng về đạo Phật chính là đóng góp tích cực vào việc xây dựng thành phố, xây dựng đất nước văn minh.

Thiết nghĩ, đó cũng là con đường của báo chí Phật giáo trong lịch sử báo chí nước nhà cũng như hôm nay.

>> Báo Phật giáo tại triển lãm ở TTXVN (phía Nam) ||

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày