Cung nghinh và an vị Xá lợi Phật

Chiều tối 13- 3, Giáo hội phật giáo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ cung nghinh và an vị Xá lợi Phật (bảo vật của Phật giáo) tại chùa Thanh Hà (TP.Thanh Hóa).

Đại đức Thích Tâm Đức- trưởng ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Thanh Hóa - trụ trì chùa Thanh Hà cho biết: "Việc rước ba tháp Xá lợi phật và hai tháp xá lợi Thánh tăng (nguồn gốc từ Thái Lan và Miama) về chùa Thanh Hà hôm nay là sự kiện trọng đại, nhân duyên của tăng ni, phật tử xứ Thanh...".

Được biết, 8g sáng 13-3, xá lợi Phật và Xá lợi Thánh tăng được chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội bằng đường hàng không. Sau đó, Giáo hội phật giáo tỉnh Thanh Hóa tổ chức nghinh đón từ Hà Nội về chùa Thanh Hà vào chiều 13-3.

Theo tài liệu Phật giáo, Xá lợi - nghĩa đen là "những hạt cứng", là sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ.

Xá lợi có những hình dạng như những viên ngọc trai, hay đá quý nhiều màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương... Xá lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức Phật và các vị cao tăng...

Xá lợi Phật về đến chùa Thanh Hà (TP Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng
Xá lợi Phật về đến chùa Thanh Hà (TP Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng
Đại đức Thích Tâm Đức (bìa trái)- trưởng ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Thanh Hóa- trụ trì chùa Thanh Hà cung nghinh Xá lợi Phật- Ảnh: Hà Đồng

Đại đức Thích Tâm Đức (bìa trái)- trưởng ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Thanh Hóa- trụ trì chùa Thanh Hà cung nghinh Xá lợi Phật- Ảnh: Hà Đồng

Xá lợi Phật được an vị tại chùa Thanh Hà (TP Thanh Hóa) vào chiều tối 13- 3- Ảnh: Hà Đồng

Xá lợi Phật được an vị tại chùa Thanh Hà (TP Thanh Hóa) vào chiều tối 13- 3- Ảnh: Hà Đồng

Đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân TP Thanh Hóa tham dự lễ cung nghinh và an vị Xá lợi Phật vào chiều tối 13-3- Ảnh: Hà Đồng

Đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân TP Thanh Hóa tham dự lễ cung nghinh và an vị Xá lợi Phật vào chiều tối 13-3- Ảnh: Hà Đồng

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày