Dấn thân để phụng sự

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Siêu bão Yagi (bão số 3) đã đi qua nhưng hậu quả mà nó để lại là không thể kể hết. Đối với toàn bộ người dân miền Bắc nói chung và người dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đây là cơn bão lũ lịch sử.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1273 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1273 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cường độ của bão số 3 vượt xa dự tính, lượng mưa lớn khiến mực nước dâng cao rất nhanh, nhiều khu vực nước ngập chạm nóc nhà làm cho người dân không kịp trở tay.

Trong mùa lũ, không chỉ có các lực lượng cứu hộ, các chiến sĩ dầm mình trong nước lũ, mà những người tu sĩ Phật giáo cũng đã thầm lặng cống hiến, giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn. Với trái tim từ bi và tinh thần phụng sự, họ không chỉ là người hướng dẫn tâm linh mà còn dấn thân cùng người dân khi hoạn nạn.

Đã có nhiều tu viện, chùa chiền mở cửa đón nhận người dân lánh nạn khi cơn bão ập đến. Chốn già-lam thanh tịnh, yên bình đã trở thành chỗ nương náu tạm thời cho bà con mình “Mái chùa che chở hồn dân tộc”. Nơi đây, chư Tăng Ni sẵn sàng lo chỗ ở, bữa ăn và chăm sóc sức khỏe cho bà con thật chu đáo.

Bên cạnh đó, những người tu sĩ Phật giáo còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động cứu trợ. Quý thầy cô không quản ngại vất vả, ngày đêm cùng nhau vận chuyển nhu yếu phẩm, cấp phát lương thực và bám sát hiện trường giúp người dân trong những ngày nước lũ còn bủa vây. Không những vậy, quý thầy cô còn ân cần lắng nghe, chia sẻ với những mất mát của bà con, động viên tinh thần bà con. Giữa hỗn loạn của thiên tai, những lời kinh, tiếng kệ vang lên, cầu nguyện cho hương linh những người không may bị thiệt mạng bởi bão lũ cũng góp phần xoa dịu đi phần nào nỗi đau của những người ở lại.

Có nhiều tu sĩ còn âm thầm đi vào những vùng sâu, vùng xa bị cô lập bởi nước lũ bao quanh để cứu trợ. Họ không ngại việc phải lội bùn, dầm mình trong nước, hay đối mặt với hiểm nguy từ thiên tai để đưa thực phẩm, quần áo và thuốc men,… cho người dân. Đã có không biết bao nhiêu chuyến xe không chỉ chở đầy nhu yếu phẩm mà còn chở nặng tình thương của những người tu sĩ Phật giáo đến từng thôn, làng.

Và khi nước lũ rút đi, người tu sĩ lại tiếp tục đồng hành cùng dân làng trong công cuộc tái thiết cuộc sống. Họ kêu gọi các nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện chung tay để giúp đỡ đồng bào các tỉnh thành phía Bắc bị thiệt hại sau cơn bão lũ khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Cơn bão lũ đi qua để lại cho đồng bào ta nỗi đau của sự mất mát cùng biết bao nỗi lo toan về đời sống hàng ngày. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, người tu sĩ vẫn luôn đồng hành cùng với người dân, không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất mà còn góp phần mang lại niềm tin, sự bình yên cho người dân, để cùng nhau đi qua hết những ngày gian khó, theo đúng tinh thần Từ bi và Đạo pháp - Dân tộc của Phật giáo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày