Đầu tượng A-la-hán chứa tờ giấy bạc 700 năm tuổi

GNO - Một mảnh giấy nhàu nát hóa ra là một tờ tiền giấy Triều Minh của Trung Quốc có số tuổi 700 năm - đã được phát hiện trong một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ được mang đi đấu giá ở Sydney.

anh vch 1.jpg


Tượng A-la-hán cổ và tờ bạc cách đây 700 năm

Ray Tregaskis, người đứng đầu mảng nghệ thuật châu Á cho nhà đấu giá Mossgreen tại Sydney, đã phát hiện ra kho báu bổ sung này trong khi kiểm tra phần dưới của một bức tượng bán thân thế kỷ thứ 14.

Bên trong phần đầu của bức tượng gỗ là một tờ giấy bạc - được cho là có mệnh giá tiền tệ cao nhất tại thời điểm đó.

Tờ giấy bạc này cũng là một trong những tờ giấy bạc được in sớm nhất ở Trung Quốc và đã được xác nhận bởi vua Hồng Vũ, Chu Nguyên Chương - người sáng lập và là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Minh.

Tờ giấy bạc này có 3 con dấu đỏ chính thức và một dòng chữ viết: "Được sự cho phép của Bộ Tài chính, tờ ngân phiếu này có chức năng tương tự như tiền đồng. Những người sử dụng tiền giả sẽ bị chém đầu,… Năm thứ 3 Hồng Vũ".

Bức tượng gỗ được xác định là phần đầu của một vị A-la-hán, ước tính đã được chạm khắc trong khoảng thế kỷ thứ 14.

Ông Tregaskis cho rằng tờ giấy bạc có khả năng đã được thêm vào trong khi sửa chữa bức tượng, 40 đến 50 năm sau khi được tạo tác.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện một tờ tiền giấy trong một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ", ông Tregaskis nói với CNN.

anh vch 2.jpg


Tờ giấy bạc này được xác định có mệnh giá lớn nhất lúc đó

Tác phẩm điêu khắc và tiền giấy sẽ được trưng bày tại Melbourne, London và Hồng Kông trước khi đi bán đấu giá tại Sydney vào ngày 11-12 tới.

Tác phẩm sẽ được bán cùng với nhau và ước tính có giá từ 30.000 đến 45.000 USD.

Văn Công Hưng
(theo 9news.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày