Dạy con từ thuở còn thơ

GN - Nhân chi sơ, tính bổn thiện, đó là câu của người xưa nói đến cái Thiện căn ở tại lòng ta từ khi mới sinh ra. Thiện căn hay là Phật tánh, vốn trong sáng, tốt đẹp, nhưng qua sự giáo dục và hoàn cảnh đưa đẩy đã làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn hay xấu xa đi.

SONG DAO-DIEU HIEU.JPG

"Cháu  Bảo Ngọc, 4 tuổi"

Cháu gái tôi tên là Bảo Ngọc, năm nay 4 tuổi, căn tánh lanh lẹ, thông minh và vô cùng dễ thương. Hồi nhỏ xíu, cháu đã theo bà ngoại đến chùa để tụng kinh và lễ Phật, vì ba mẹ cháu bận đi làm nên hay gửi cháu cho ngoại. Bảo Ngọc rất thích đến chùa chơi với sư cô và các tiểu nhỏ. Khi mang thai cháu, chị đã siêng năng đến chùa nghe kinh kệ, rồi khi sinh cháu chị luôn niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm. Có lẽ vì vậy mà cháu đã bén duyên Phật từ khi còn trong bụng mẹ.

Đầu năm nay, đoàn Phật tử chúng tôi có chuyến hành hương đi cúng dường các chùa xa, nhưng ngày đó đúng vào ngày lễ cúng đầu năm của khu phố, có thuê ban nhạc về chơi gặp mặt đầu xuân của các hộ gia đình trong thôn xóm. Ba cháu được phân công ở nhà cùng với mọi người trong xóm phố lo việc cúng tế, còn mẹ cháu thì đi lễ chùa.

Tôi hỏi cháu :

- Ngày mai Bảo Ngọc muốn ở nhà với ba cúng xóm và nghe nhạc sống hay là muốn đi chùa?

- Dạ cháu thích đi chùa với mẹ hơn, đi chùa vui lắm mà lại có ý nghĩa nữa, cháu rất thích.

Tôi hơi bất ngờ, làm sao đứa trẻ mới 4 tuổi mà lại biết đi chùa có ý nghĩa hơn.

Khi đi chùa, cháu nhắc mẹ lấy tiền lì xì bỏ vào túi xách nhỏ của cháu để cháu có việc dùng. Sáng sớm, thấy Bảo Ngọc trong bộ đồ lam rộng thùng thình mới dễ thương làm sao! Như một chú tiểu nhỏ chạy tung tăng trên sân chùa nắng sớm lấp lánh sương mai. Đến chùa nào cháu cũng lạy năm vóc sát đất và thành kính quỳ trước tôn tượng của các Ngài bắt chước người lớn trầm ngâm như là khấn vái cầu xin rất lâu, sau đó lấy tiền lì xì của cháu bỏ vào thùng phước sương. Tôi hỏi:

- Bảo Ngọc xin Phật điều gì mà lâu thế?

Cháu lễ phép trả lời ngay:

- Dạ cháu chỉ xin cho ba mẹ và em cháu sức khỏe, bình an, cho ba mẹ cháu buôn bán đắt khách để kiếm tiền nuôi chị em cháu.

Tôi mỉm cười hài lòng về đứa cháu gái bé bỏng và ngoan ngoãn này.

Trước các cổng chùa, la liệt những người ăn xin, kẻ nằm người ngồi, thấy vậy cháu liền hỏi tôi:

- Dì ơi, những người này sao lại nằm ở đây vậy? Họ không có nhà à? Cháu thấy thương họ quá!

Tôi cố giải thích cho đứa cháu gái hiểu:

- À, vì họ bị tật nguyền, không làm gì ra tiền, họ ngồi đây xin tiền để có bữa cơm.

- Vậy cháu có tiền, cháu cho họ dì nhé!

- Ừ.

Đứa cháu gái tôi lễ phép cầm tiền hai tay đưa tặng những người hành khất đó, tôi thấy cháu có vẻ như cảm nhận được niềm vui từ câu cảm ơn của họ. Tôi mừng vì cháu đã học được nụ cười từ ái của Đức Phật; càng vui hơn khi thấy cháu biết quan tâm đến người khác, có nghĩa là hạt giống từ bi trong cháu đã được tưới tẩm, đâm chồi.

Mọi người trong chuyến hành hương cúng dường của chúng tôi đều hoan hỷ, Phật tánh trong mỗi người có điều kiện sáng chói thêm. Người vui nhất có lẽ là cháu Bảo Ngọc, nhìn cháu trong bộ trang phục màu lam thật đáng yêu, liên tưởng đến ngày còn bé thơ tôi cũng được mẹ dắt đi chùa, như một truyền thống tốt đẹp của gia đình.

“Dạy con từ thuở còn thơ”, tôi tin lớn lên cháu Bảo Ngọc sẽ là một đứa con ngoan, một Phật tử thuần thành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày