Đêm cuối bên Huynh trưởng Cấp Dũng Tâm Bửu - Tống Hồ Cầm

Phân ban Gia đình Phật tử TP.HCM thắp nến tri ân đến Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Bửu - Tống Hồ Cầm
Phân ban Gia đình Phật tử TP.HCM thắp nến tri ân đến Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Bửu - Tống Hồ Cầm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đêm thắp nến tri ân tưởng niệm Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Bửu – Tống Hồ Cầm được Phân ban Gia đình Phật tử TP.HCM tổ chức trang nghiêm, ấm cúng trước hương án cố huynh trưởng tại chùa Hải Quang, tối 13-3.
Chư tôn đức chùa Hải Quang chứng minh trong đêm tưởng niệm

Chư tôn đức chùa Hải Quang chứng minh trong đêm tưởng niệm

“Mười phương áo Lam hội về/ Hướng chiên đàn bay tỏa quanh liên đài/ Thời gian tạc lời vàng đá/ Sắc son nguyện ghi…”, lời bài hát “Sống trọn đời Lam” mở đầu trong đêm tưởng niệm nhiều cảm xúc, như lời hứa với Chơn linh Huynh trưởng Tâm Bửu, nguyện sẽ khắc ghi lý tưởng, tiếp nối con đường cao đẹp mà anh đã đi.

Nghi thức chào ấn Cát tường

Nghi thức chào ấn Cát tường

Đại diện các thế hệ huynh trưởng đoàn sinh, Huynh trưởng Minh Hạnh – Huỳnh Văn Long đã ôn lại tiểu sử Huynh trưởng Tâm Bửu.

Huynh trưởng Tống Hồ Cầm sinh năm 1918 tại Thừa Thiên Huế, từng đảm nhiệm nhiều vai trò từ thời chấn hưng Phật giáo, qua An Nam Phật Học cho đến sau này, khi vào Sài Gòn, tham gia Hội Phật học Nam Việt, gắn bó với ngành báo chí Phật giáo, cộng tác với tạp chí Viên Âm, Phương Tiện, làm Tổng Thư ký tòa soạn tạp chí Từ Quang, Trị sự rồi Phó Tổng biên tập Báo Giác Ngộ.

Đối với Gia đình Phật tử, huynh trưởng là một trong những thành viên đầu tiên sáng lập tổ chức các đoàn Đồng ấu Phật tử sau này là Gia đình Phật tử. Khi vào miền Nam, là người tiên phong và có thể nói là người mở đường cho tổ chức Gia đình Phật tử bén rễ.

Là một trong các huynh trưởng được thọ phong cấp Dũng đầu tiên của tổ chức Gia đình Phật tử. Trong những năm khó khăn của thập niên 80, anh và các huynh trưởng cấp Dũng cùng hội đàm với Hòa thượng Thích Minh Châu (nguyên là huynh trưởng sáng lập viên Gia đình Phật tử), trong buổi hội đàm các ngài đã định hướng xác định tổ chức Gia đình Phật tử luôn còn mãi và luôn nằm trong lòng Giáo hội để sau này mở lối cho Gia đình Phật tử được công nhận là thành viên Phân ban hướng dẫn Phật tử Trung ương.

“Anh là tấm gương sáng cho chúng em noi theo đó là tính kiên trì, thẳng thắng, vị tha. Là một cư sĩ mẫu mực hết lòng vì đời sẵn lòng vị đạo, một người huynh trưởng cả đời hy sinh cống hiến cho tổ chức Gia đình Phật tử”, huynh trưởng Minh Hạnh bày tỏ.

Thượng tọa Thích Đạt Đức ban lời đạo từ

Thượng tọa Thích Đạt Đức ban lời đạo từ

Thượng tọa Thích Đạt Đức, trụ trì chùa Hải Quang trong đêm tưởng niệm cũng đã nhắc lại những đóng góp của cư sĩ, Huynh trưởng Tâm Bửu cho đạo pháp và dân tộc. Thượng tọa chia sẻ sau này khi miền Nam thống nhất, thời cuộc có nhiều khó khăn, cư sĩ vẫn luôn cố gắng bằng nhiều cách để Gia đình Phật tử tồn tại. “Cho nên mong tất cả anh chị em huynh trưởng học theo hạnh của Huynh trưởng Tâm Bửu đó là dấn thân, không từ nan bất cứ điều gì. Gia đình Phật tử làm gì thì lý tưởng Bi - Trí - Dũng luôn có mặt trong chúng ta. Dù hoàn cảnh như thế nào cũng phải thích nghi không để lạc hậu. Như vậy, chúng ta mới tồn tại mãi, mới xứng đáng với những người đi trước hy sinh cho chúng ta ngày hôm nay”, Thượng tọa Thích Đạt Đức sách tấn.

Các thế hệ đoàn sinh Gia đình Phật tử

Các thế hệ đoàn sinh Gia đình Phật tử

Trong lời cảm niệm của Phân ban Gia đình Phật tử TP.HCM, Huynh trưởng Thị Cư bày tỏ đối với Gia đình Phật tử Việt Nam, Huynh trưởng Tâm Bửu là ngọn cờ đầu trong việc phát triển tổ chức Gia đình Phật tử nói chung và phát triển Gia đình Phật tử miền Nam nói riêng. Năm 1958 là Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam; năm 1961 là Phó trưởng ban phụ trách ngành Nam Gia đình Phật tử Việt Nam; năm 1970 là Đoàn trưởng Đoàn Cựu huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam; từ năm 2000 cho tới ngày về cõi Phật là cố vấn Gia đình Phật tử Việt Nam.

“Ở tuổi lão niên anh không còn tham gia các công tác Phật sự với Giáo hội, nhưng với tổ chức áo lam anh vẫn hăng say đóng góp, phụng sự trong yêu thương bảo bọc. Ở tuổi ông cố, ông nội (97 tuổi) tóc bạc da nhăn anh vẫn nhận nhiệm vụ Gia trưởng Gia đình Phật tử Xá Lợi, hàng tuần đến sinh hoạt vui hát với đàn cháu chít mà vẫn gọi bằng anh”, Huynh trưởng Thị Cư bày tỏ.

"Dây thân ái lan rộng muôn nhà. Tay sắp xa nhưng tim không xa..."

"Dây thân ái lan rộng muôn nhà. Tay sắp xa nhưng tim không xa..."

Đêm cuối bên “anh” ấm cúng, anh chị em huynh trưởng, đoàn sinh cùng ca lại những bài hát sinh hoạt mỗi chiều Chủ nhật để cùng hứa với nhau "Nguyện sửa mình ngày thêm tinh khiết/ Đến bao giờ được tày sen ngát/ Tỏa hương thơm từ bi tận cùng”. Và tay nắm chặt tay trong bài “Dây thân ái”, cùng bắt ấn cát tường chào tạm biệt huynh trưởng Tâm Bửu -Tống Hồ Cầm trong đêm cuối tại chùa Hải Quang trước ngày di quan linh cữu đến Đài hỏa táng Bình Hưng Hòa cử hành lễ trà-tỳ.

"Nguyện sửa mình ngày thêm tinh khiết ..."
"Nguyện sửa mình ngày thêm tinh khiết ..."
Cùng nhau hát lại một số bài hát sinh hoạt trong đêm tưởng niệm
Cùng nhau hát lại một số bài hát sinh hoạt trong đêm tưởng niệm
Lắng lòng tưởng niệm tri ơn những đóng góp của anh đối với tổ chức Gia đình Phật tử
Lắng lòng tưởng niệm tri ơn những đóng góp của anh đối với tổ chức Gia đình Phật tử
Ôn lại những công hạnh của anh để nhắc nhớ đến thế hệ tiếp nối
Ôn lại những công hạnh của anh để nhắc nhớ đến thế hệ tiếp nối
Dây thân ái
Dây thân ái
Ấn cát tường chào tạm biệt Huynh trưởng Tâm Bửu
Ấn cát tường chào tạm biệt Huynh trưởng Tâm Bửu
Ánh sáng đã được thắp lên và tryền trao cho những thế hệ tiếp nối
Ánh sáng đã được thắp lên và tryền trao cho những thế hệ tiếp nối

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày