Đoàn đại diện lãnh đạo GHPGVN đảnh lễ xá-lợi trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 19-5 (19-4-Nhâm Dần), chư tôn giáo phẩm đại diện GHPGVN đã đến Ngân hàng Nhà nước VN - Chi nhánh TP.HCM (quận 1) dâng hương tưởng niệm 59 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, đảnh lễ xá-lợi trái tim bất diệt của ngài được gửi ở đây.

Theo đó, đoàn đại diện GHPGVN có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự Trung ương; Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Hòa thượng Thích Thiện Thống, đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Huệ Minh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ Trung ương; Hòa thượng Thích Huệ Trí, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế Trung ương; Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Chánh Văn phòng II Trung ương Giáo hội; Hòa thượng Thích Thiện Đức, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Thượng tọa Thích Giác Trí, trụ trì tổ đình Quán Thế Âm (quận Phú Nhuận, trú xứ cuối cùng của Bồ-tát Thích Quảng Đức)... đã đến Ngân hàng Nhà nước VN - Chi nhánh TP.HCM niêm hương tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức.

Năm 1963, trong cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo miền Nam đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, Hòa thượng Thích Quảng Đức tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị Phật giáo và đàn áp Tăng Ni, Phật tử của Ngô Đình Diệm ngày một khốc liệt; chùa chiền bị phong tỏa, Phật tử bị bắt bớ khắp nơi, sát hại, điển hình là vụ đàn áp khiến 8 Phật tử tử vong ở đài Phát thanh ở tỉnh Thừa Thiên trong mùa Phật đản Phật lịch 2507.

Trước hoàn cảnh đó, ngài đã viết bức tâm thư (Lời nguyện tâm quyết), phát nguyện tự thiêu để thức tỉnh lương tri của những người đã đàn áp Phật giáo và cầu cho đạo pháp trường tồn. Ngọn lửa thiêng hùng tráng tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM) vào ngày 11-6-1963 đã để lại “trái tim bất diệt” còn nguyên vẹn dù nung trong 4.000 độ C nhiều giờ liền, trở thành bảo vật tâm linh của Phật giáo và dân tộc Việt Nam.

Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sau lửa nung 4.000 độ C

Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sau lửa nung 4.000 độ C

"Trái tim bất diệt" của Bồ-tát vẫn được gìn giữ được gởi vào Ngân hàng Pháp tại Sài Gòn, và hiện nay cũng đang được bảo quản trong Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh phía Nam theo văn bản bàn giao - ký gởi 11 giờ trưa ngày 26-4-1991, bên đứng tên ký gởi là Hòa thượng Thích Thiện Hào (lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng ban Trị sự THPG TP.HCM); Hòa thượng Thích Từ Nhơn (lúc đó là Phó Trưởng ban Tăng sự Trung ương) và Thượng tọa Thích Giác Toàn (lúc bấy giờ là Ủy viên Kiểm soát Trung ương GHPGVN). Nhị vị Hòa thượng Thích Thiện Hào và Hòa thượng Thích Từ Nhơn đã viên tịch, nay còn một nhân chứng duy nhất đại diện Giáo hội trong lễ bàn giao ký gởi trên là Hòa thượng Thích Giác Toàn, đương kim Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

"Ngọn lửa bất diệt" tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM) vào ngày 11-6-1963

"Ngọn lửa bất diệt" tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM) vào ngày 11-6-1963

Hiện nay, tại Việt Nam Quốc Tự, trung tâm hành chánh - văn hóa - tâm linh, trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã cho kiến thiết tháp Đa Bảo - công trình kỷ niệm Pháp nạn 1963, tôn tạo tượng, thờ xá-lợi xương của Bồ-tát.

Sáng mai, 20-4 Âm lịch, tại Văn phòng Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM) sẽ diễn ra lễ tưởng niệm Bồ-tát, chùa Quán Thế Âm (quận Phú Nhuận), di tích cuối cùng liên quan tới cuộc đời hành đạo của Bồ-tát và các chùa tại Khánh Hòa cũng như nhiều nơi cũng tổ chức lễ tưởng niệm ngài và chư Thánh tử đạo.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức tại TP.HCM, Việt Nam đã được ICDV chọn và thông qua

Đã có logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam

GNO - Thông tin với Báo Giác Ngộ chiều nay, 2-12, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam cho biết đã thống nhất chọn logo (biểu trưng) chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đến Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM khảo sát công tác chuẩn bị Đại lễ Vesak 2025

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khảo sát nơi chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

GNO - Chiều 1-12, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM đã thăm, khảo sát Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM và Công viên Văn hóa Láng Le - Bàu Cò phụ cận để nắm bắt tình hình cải tạo mặt bằng, chuẩn bị cho Đại lễ Liên Hiệp Quốc Vesak 2025 dự kiến diễn ra vào tháng 5-2025.

Thông tin hàng ngày