GN - Nhân Đại hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang, nhiệm kỳ 2012 - 2017 dự kiến vào ngày 14 & 15-6-2012, trao đổi với phóng viên Giác Ngộ, HT.Thích Gia Quang (ảnh), Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH, Chánh đại diện Phật giáo Tuyên Quang cho biết:
Ngày 24-12-2009, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo quyết định của Hội đồng Trị sự TƯGH và sự chấp thuận của UBND tỉnh Tuyên Quang. Tính đến nay đã gần 3 năm Phật giáo Tuyên Quang hòa mình, gắn bó với nhân dân toàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là chỗ dựa về tinh thần, tâm linh của nhân dân địa phương.
HT.Thích Gia Quang - Ảnh: Bảo Thiên
Trong điều kiện Ban Đại diện Phật giáo tỉnh mới được thành lập, Tăng Ni, Phật tử và nhân dân trong tỉnh còn nhiều khó khăn nên công tác Phật sự có nhiều hạn chế về bề rộng cũng như chiều sâu. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, hòa hợp của những người con Phật đã tích cực hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao vì Đạo vì Đời, Phật giáo Tuyên Quang đã có những thành tựu nhất định với những chuyển biến tốt đẹp, góp phần vào những thành tựu chung của tỉnh nhà.
Cụ thể chúng ta đã đạt được những kết quả nào, bạch Hòa thượng?
Từ một tỉnh không có hình bóng Tăng Ni, đến nay, sau 3 năm thành lập Ban Đại diện, toàn tỉnh Tuyên Quang có 7 Tăng, Ni sinh hoạt ổn định, đoàn kết, hòa hợp, thực hiện tốt bổn phận của người xuất gia và ý thức trách nhiệm của người công dân theo đúng tôn chỉ mục đích hoạt động của Giáo hội và pháp luật của Nhà nước.
Song song đó, tỉnh cũng đẩy mạnh các hoạt động hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử. Trong các ngày lễ truyền thống, chúng tôi đều tổ chức thuyết giảng Phật pháp để phổ cập giáo lý đến quần chúng Phật tử như: Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan báo hiếu và cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ tại các huyện Hàm Yên và huyện Na Hang. Đến nay, chúng tôi đã quy y cho hơn 1.000 Phật tử tại chùa An Vinh (trụ sở Ban Đại diện), chùa Trùng Quang và chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Ngoài ra, nhiều chùa trong tỉnh cũng đã thiết lập các đạo tràng tu học cho Phật tử mà điển hình là khóa tu Bát quan trai vào các ngày sám nguyện, Chủ nhật.
Đặc biệt, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự hảo tâm đóng góp của Tăng Ni, Phật tử gần xa, nhiều chùa trong 30 ngôi chùa toàn tỉnh đã và đang được quy hoạch xây dựng, tái thiết, trùng tu tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng xứ Tuyên, thu hút đông đảo tín đồ Phật tử đến tu học, nhân dân và du khách thập phương đến tham quan lễ bái.
Với xuất phát điểm khá thấp so với Phật giáo cả nước, theo Hòa thượng, nhiệm kỳ mới, Phật giáo Tuyên Quang sẽ định hướng cho sự phát triển như thế nào?
Trong điều kiện kinh tế, xã hội tự nhiên còn nhiều khó khăn, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang nhân sự còn mỏng, nhưng với ý thức trách nhiệm và sự nỗ lực, chư Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà thực hiện được như thế là đáng khích lệ.
Trong định hướng sắp tới, theo tôi việc tăng cường nhân sự làm Phật sự tại tỉnh nhà là nhiệm vụ trọng tâm. Sau kỳ Đại hội, Ban Trị sự sẽ phải đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chư Tăng Ni hoàn thiện các thủ tục giấy tờ nếu còn thiếu để Ban Trị sự bổ nhiệm trụ trì các chùa Trùng Quang, chùa Linh Thông, chùa Minh Cầm, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc... Chúng tôi cũng nỗ lực giới thiệu Tăng Ni dự học các lớp Phật học ở Học viện Phật giáo Việt
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, gồm 6 huyện, 1 thành phố, có diện tích 5.868km2, trên 50% diện tích là vùng núi cao, dân số có khoảng 727.500 người (năm 2009). Trong tỉnh có 23 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 51%. Toàn tỉnh có hơn 30 ngôi chùa, có hơn 10.000 Phật tử và hàng vạn người yêu mến đạo Phật. Trong đó có 7 chùa có sư trụ trì, còn lại do tín đồ Phật tử và chính quyền địa phương quản lý. Năm 2009, Ban Đại diện Phật giáo được thành lập và năm nay (2012) sẽ nâng cấp lên Ban Trị sự Tỉnh hội. |