Đón đọc Nguyệt san Giác Ngộ số 325: Nghiên cứu về Tịnh độ nhân gian

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Phong trào Phật giáo Nhân gian hay Tịnh độ nhân gian được khởi xướng ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ XX bởi một số đại sư nổi tiếng, trong đó phải kể đến Đại sư Thái Hư. Phong trào này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến Phật giáo Việt Nam.
Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Và trong công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, nhiều bậc tôn đức cũng đã áp dụng mô hình Phật giáo này để xiển dương và phát triển Phật giáo. Để tìm hiểu một vài khía cạnh của khái niệm Tịnh độ nhân gian cũng như phong trào Phật giáo gắn liền với tên gọi này, Nguyệt san Giác Ngộ số 325 ra ngày 14-4 đã thực hiện chuyên đề: "Nghiên cứu về Tịnh độ nhân gian".

Theo đó, ở mục Chuyên đề của số báo này, Nguyệt san Giác Ngộ xin giới thiệu hai bài viết: "Hòa thượng Liên Tôn và tư tưởng Tịnh độ nhân gian" của Thượng tọa Thích Đồng Thành, và "Nhân gian ở đâu? Vài xem xét về khái niệm Tịnh độ nhân gian của Đại sư Thái Hư" của Tiến sĩ Charles B.Jones.

Bên cạnh đó, Nguyệt san Giác ngộ số 325 ra ngày 14-4 còn bao gồm những bài viết sau:

- "Cuộc đời của Tôn giả Anuruddha trong kinh tạng Nikāya" của tác giả Thích Thiện Tâm. Bài viết đề cập đến cuộc đời và công hạnh của một trong mười vị Đại đệ tử của Đức Phật, Tôn giả A-nậu-lâu-đà, vị được xem là có thiên nhãn đệ nhất.

- "Mô hình tông môn nhìn từ Giáo đoàn thuộc Hệ phái Khất sĩ Việt Nam" của tác giả Thích Hạnh Chơn. Bài viết phác thảo khái quát về Hệ phái Khất sĩ, cũng như ba Thiền phái: Liễu Quán, Chúc Thánh và Nguyên Thiều, từ đó đưa ra một vài quan điểm cá nhân về cách mỗi thiền phái đã hành hoạt và tính hiệu quả trong mô hình sinh hoạt tông môn.

- "Người xuất gia cần chọn bạn như thế nào? - Vài xem xét từ các bản kinh Pāli" của tác giả Thích nữ Như Nghiêm. Dựa vào những lời Đức Phật dạy liên quan đến chủ đề này trong các bản kinh thuộc kinh tạng Nikāya, tác giả đã đưa ra những nhận định về cách người xuất gia nên chọn bạn như thế nào để từ đó có được sự thăng tiến trong đời sống tu tập.

Ngoài ra, nguyệt san số này còn bao gồm những bài viết khác: "Tính thời gian, tùy duyên sáng tạo và tồn tại trong di sản văn hóa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh" của thầy Thích Thanh Tâm; "Vài phương thức đoạn trừ phiền não" của Sư cô Thích Nữ Hạnh Từ; "Biện biệt về tính chất văn học nơi một số bản kinh dài ngắn trong bộ Bản duyên thuộc Đại tạng kinh Đại chánh tân tu" của nhà nghiên cứu Phật học Đào Nguyên; và "Kính tin như Phật" của nữ cư sĩ Chân Hiền Tâm.

Bạn đọc có thể đăng ký trực tuyến các ấn phẩm của Báo Giác Ngộ TẠI ĐÂY.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực, hình ảnh gần gũi trong đời sống thường nhật - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Tưởng niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hoà thượng Thích Chánh Trực viên tịch

GNO - Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995) là một vị giáo phẩm suốt cả đời tu học, phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, gắn bó mật thiết với đồng bào qua các hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của vùng đất Quảng Trị, Thừa Thiên từ giữa thế kỷ 20, thời Tổng hội Phật giáo VN, GHPGVN Thống nhất và GHPGVN hiện nay.
Ảnh minh họa

Lạy Phật được phước lớn

GNO - Việc lễ lạy hình tượng các vị Phật hay Bồ-tát… là một vấn đề nảy sinh nhiều quan niệm khác nhau như có ích lợi hay không ích lợi, có phước hay không có phước. Có người thì rất chăm chỉ lạy Phật, có người cho rằng chỉ cần tu tâm - lạy đức Phật trong tâm mình là được rồi, có người thì mơ hồ...
Chân dung cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nói chuyện với Sơn

GNO - Nhân kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1-4-2001 – 1-4-2025), Giác Ngộ online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết "Nói chuyện với Sơn" của NSND Bạch Tuyết. Bài viết này đã được bà viết cách đây 24 năm khi hay tin người nhạc sĩ tài hoa rời xa cõi tạm.

Thông tin hàng ngày