Đồng Nai: Lễ tưởng niệm 4 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh viên tịch

Chư Tăng tưởng niệm Hòa thượng Giác Chánh
Chư Tăng tưởng niệm Hòa thượng Giác Chánh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 23-2, tại chùa Bửu Đức (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) diễn ra buổi lễ tưởng niệm 4 năm ngày cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh viên tịch.
Sau khóa lễ bái Tam bảo

Sau khóa lễ bái Tam bảo

Sau khóa lễ bái Tam bảo, thọ trì tam quy ngũ giới, Hòa thượng Giác Giới, Giám đốc Trung tâm Pali - Viện nghiên cứu Phật học VN, trụ trì chùa Viên Giác, chia sẻ thời pháp thoại “Năm vị thiên sứ” khuyến tấn tu, học và hành thiền vipassana.

Tiếp theo, chư tôn đức Tăng hướng dẫn Phật tử trùng tụng Tam tạng Pali tại chánh điện, hồi hướng công đức phước báu này kính dâng đến cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh.

Thượng tọa Minh Đức, Phó ban Từ thiện Phật giáo TP.HCM, cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh. Ngài sinh năm 1947 tại Vĩnh Long, thế danh là Phạm Văn Chánh. Năm 1967, ngài xuất gia với Hòa thượng Tịnh Sự ở chùa Viên Giác (Long Hồ, Vĩnh Long) và theo chân thầy học đạo, đặc biệt chuyên tâm tạng A-tỳ-đàm suốt 5 năm.

Thắp nén tâm hương tưởng niệm vị giáo phẩm có nhiều công đức cho đạo pháp

Thắp nén tâm hương tưởng niệm vị giáo phẩm có nhiều công đức cho đạo pháp

Năm 1970, ngài tháp tùng Hòa thượng bổn sư tìm ra Hòn Nghệ nằm ngoài khơi biển Kiên Giang để tu tập thiền định trong hoàn cảnh một thầy một trò. Năm 1971, ngài xin phép thầy ra chùa Tam Bảo (Vũng Tàu) học thiền Tứ niệm xứ với Hòa thượng Giới Nghiêm trong một năm. Năm 1973, ngài vào học ở Phật Học Viện Phật Bảo do Hòa thượng Giới Nghiêm sáng lập.

Trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1975, ngài là một giảng sư ở Sài Gòn và các tỉnh (Vũng Tàu, Mỹ Tho, Vĩnh Long) và đã dành nhiều thời gian biên soạn, ấn hành các đầu sách như: Pháp âm (2 tập), Pháp thừa (2 tập), Chánh đạo ngâm khúc (thi hóa nội dung kinh Cát tường - Mangalasutta), Đạo trường siêu thanh (không xuất bản), Vi diệu pháp nhập môn (in sau 1975).

Sinh thời, mối quan tâm lớn nhất của ngài không phải là kiến tạo chùa, mà lại nhằm vào hai việc khác là đào tạo các thế hệ Tăng tài và truyền bá giáo pháp, đặc biệt giáo lý A-tỳ-đàm và pháp môn Tứ niệm xứ. Ngài đã để lại những người học trò có thể ít nhiều tiếp nối được lý tưởng của ngài và một số ngôi chùa do ngài khai sơn hoặc tiếp nhận mà mục đích vẫn là để hoằng truyền Phật Pháp. Có thể kể ra đây một số ngôi chùa do ngài trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng như: Thiền Quang II (Thượng tọa Chí Tâm trụ trì), chùa Nguyên Thủy (Cát Lái, Hòa thượng Pháp Chất trụ trì), chùa Quảng Nghiêm (Thượng tọa Tuệ Quyền trụ trì), chùa Cồ Đàm (Thượng tọa Chơn Thiện trụ trì), chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), chùa Ngọc Đạt Phước Tân (Hòa thượng Trí Đức trụ trì)… chưa kể những ngôi chùa có quan hệ đặc biệt như: Thiền Quang I, Siêu Lý (Phú Định, Thượng tọa Pháp Nhiên trụ trì), Viên Giác (Vĩnh Long), Tứ Phương Tăng (Cần Thơ).

Thực hiện khóa trì tụng cúng dường

Thực hiện khóa trì tụng cúng dường

Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh là vị giáo phẩm Phật giáo Nam truyền, giáo thọ A-tỳ-đàm, có công đức trong xây dựng tự viện, nuôi dạy đồ chúng, hoằng pháp, viện chủ chùa Bửu Đức - TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hòa thượng đã viên tịch vào lúc 17 giờ 45 ngày 7-2-2020 (tức ngày 14-1-Canh Tý), trụ thế 74 năm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1272 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chữa bệnh và giải nghiệp

GNO - Bạn bè tôi cho rằng song hành với việc trị liệu theo y học thì cần nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách sám hối thật nhiều và tạo phước thật lớn để hồi hướng mới có thể giải nghiệp và mong khỏi bệnh. Tôi không biết quan niệm này có đúng với Chánh pháp?

Thông tin hàng ngày