Đồng Nai: Thiền sư Thích Thanh Từ quang lâm dự Lễ tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trưởng lão Hòa thượng - Thiền sư Thích Thanh Từ quang lâm chứng minh Lễ tưởng niệm 715 năm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn
Trưởng lão Hòa thượng - Thiền sư Thích Thanh Từ quang lâm chứng minh Lễ tưởng niệm 715 năm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 13-12 (1-11-Quý Mão), tại tổ đình thiền viện Thường Chiếu (xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai cùng Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam đã trang nghiêm cử hành Lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.
Thượng tọa Thích Huệ Khai cung tuyên tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông
Thượng tọa Thích Huệ Khai cung tuyên tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Quang lâm chứng minh buổi lễ có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng - Thiền sư Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ GHPGVN, tông chủ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhật Quang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; Thượng tọa Thích Huệ Khai, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai; chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; chư Tăng Ni trong tông môn; đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể và Phật tử gần xa đồng tham dự...

Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Huệ Khai đã cung tuyên tiểu sử Phật hoàng Trần Nhân Tông - Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm. Sau đó, Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhật Quang đã tuyên đọc lời tưởng niệm Đức Điều ngự Giác hoàng.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhật Quang tuyên đọc lời tưởng niệm
Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhật Quang tuyên đọc lời tưởng niệm

Khi còn ngự trị ở ngai vàng, Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, hiền đức. Ngài đã có những cống hiến lớn lao cho dân tộc, cho đất nước. Khi rời bỏ ngai vàng, lên núi xuất gia tu Phật, làm một bậc đầu-đà khổ hạnh, ngài đã nỗ lực tu hành đạt được đạo quả, thành tựu sở nguyện giác ngộ giải thoát. Sau đó, ngài xuống núi, lập đạo tràng, thuyết pháp, khai hóa tứ chúng. Ngài đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang bản sắc văn hóa Việt Nam với tinh thần nhập thế.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, người đã có công phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ở thế kỷ XX đã từng kính cẩn tán dương: “Con người của Sơ tổ Trúc Lâm làm việc gì phải đến nơi đến chốn, đạt kết quả viên mãn mới thôi. Đánh giặc khi nào quân xâm lăng ra khỏi nước mới dừng. Nghiên cứu Phật pháp đến chỗ uyên thâm nhất mới thỏa mãn. Tu hành đến ngộ đạo mới đi hoằng hóa. Thật là một tấm gương sáng ngời để cho kẻ đời, người đạo học hỏi theo”.

Chư tôn đức Tăng Ni, đại biểu thắp hương tưởng niệm
Chư tôn đức Tăng Ni, đại biểu thắp hương tưởng niệm

Tại buổi lễ, chư tôn đức Tăng Ni cùng đại biểu cũng đã thành kính thắp hương, dâng trầm tưởng niệm Sơ tổ Trúc Lâm, một ông “vua Phật” có một không hai trong lịch sử nhân loại.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Quang cảnh buổi lễ

Quang cảnh buổi lễ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày