Đức Phật sống vào thế kỷ XVII trước Tây lịch?

Đức Phật sống vào thế kỷ XVII trước Tây lịch?
Đức Phật đản sinh năm  nào, nhập diệt vào thời  điểm nào? Giải đáp của câu hỏi gây bối rối cho giới sử học này, có lẽ được tìm thấy trong những bản cổ văn Phật giáo Ấn Độ và kinh sách.  Tuy nhiên, tác giả Kota Nityananda Sastry, trong tác phẩm gần đây nhất của ông có tên Niên đại của Đức Phật (Age of Lord Buddha), đã cực lực phê phán những cứ liệu lịch sử do các học giả phương Tây biên soạn. Theo ông, những sử gia này đã làm rối thêm lịch sử Ấn Độ.

Sử liệu về Ấn Độ của Cambridge và Oxford đều chấp nhận năm 483 trước Tây lịch là năm Đức Phật nhập Niết bàn. Tuy nhiên, William Jones dựa trên cở sở tài liệu của Trung Quốc và Tây Tạng, đã suy luận rằng Đức Phật đã sống vào thế kỷ thứ XI trước Tây lịch.

Sử gia Fleet, tác giả của công trình nghiên cứu Rajatarangini (bộ sử các triều đại Kashmir, được viết bằng tiếng Sanskrit, tác giả Kalhana; bộ sử này có đề cập đến lịch sử truyền bá đạo Phật đến thung lũng Kashmir), lại cho rằng Đức Phật sống vào thế kỷ thứ XVII trước Tây lịch. Nhà sư Trung Quốc Pháp Hiển nhận định, Đức Phật Niết bàn vào năm 1050 trước Tây lịch. Những lý thuyết trái ngược này đã làm rối ren mọi thứ.

Sử liệu cho rằng Đức Phật sống vào thế kỷ thứ V trước Tây lịch vốn được E. J. Rapson đề xuất. Ông cũng cho rằng không thể biết chính xác thời điểm Đức Phật nhập Niết bàn được, và thời điểm Phật Niết bàn mà công chúng chấp nhận từ trước đến nay chỉ là một giả thuyết.
K. N. Sastry trích dẫn chuyên luận Niên đại của Đức Phật, vua Mililnda và Amtiyoka của thân phụ ông - ông Kota Venkatachelam, và cho rằng Đức Phật sống vào quãng năm 1887 và 1807 trước Tây lịch.

Quyển sách Biểu đồ niên đại Ấn Độ của Venkatachelam đã đi vào tìm hiểu lịch sử và những mối liên kết bị mất trong niên đại và những sự kiện lịch sử Ấn Độ.

K. N. Sastry nhấn mạnh rằng, các học giả phương Tây đã tùy tiện bỏ qua 12 thế kỷ trong lịch sử Ấn Độ bởi “giả thuyết” của họ về cuộc xâm lược của Alexander đại đế không phù hợp những hàng thế kỷ theo niên đại cổ của Ấn.

Tác giả xác định rằng Đức Phật sống cùng thời với các vị vua Kshemajit, Bimbisara và Ajatasatru, thuộc đời thứ 31, 32 và 33 của triều đại Magadh. Nhận định này đã được minh chứng qua các truyện cổ Ấn Độ cũng như những cứ liệu trong lịch sử Phật giáo.
Cuối cùng, những chứng cứ trích dẫn của Sastry đi đến kết luận rằng Đức Phật đản sinh năm 1887 và nhập Niết bàn năm 1807 trước Tây lịch.

Xem ra, thời điểm Đản sanh và Niết bàn của Đức Phật vẫn còn là một vấn đề nóng hổi và các sử gia cũng sẽ tốn không ít giấy mực cho vấn đề này.

ÂN ĐĂNG dịch (Theo Newindpress.com, January 12, )

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày