Tỳ-kheo được ưu tiên miễn phí khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, như có chỗ ngồi dành riêng trên xe buýt, hoặc được nhà nước tài trợ ủng hộ chùa chiền.
Chư Ni theo Phật giáo Tây Tạng
Bà Barbara O'Brien (ảnh) là tác giả của bài viết Đức Phật và những Tỳ- Kheo- ni, được biết con đường tâm linh của bà bắt đầu với chính thống Kitô giáo đạo Tin lành, sau đó tách ra riêng để tìm hiểu về các nhiều truyền thống và triết lý của các tôn giáo lớn trên thế giới, cho đến khi bà trở thành một học sinh của Phật giáo vào cuối những năm 1980. Kể từ đó bà đã kết hợp thực hành Thiền với điều tra tất cả lịch sử và truyền thống Phật giáo. Hiện nay là thành viên của trung tâm Rỗng tay Ren ở New Rochelle, New York, Hoa Kỳ. Bà cũng là một nhà văn nổi tiếng của nền chính trị Mỹ.
Tỳ-kheo-ni không hưởng gì cả từ chính phủ, và chùa chiền của họ không được xem như là một ngôi chùa thật sự. Đây không phải là vấn đề bất công: Trong tăng đoàn ở Thái Lan, một vị tỳ-kheo không được ở một mình với một phụ nữ, hoặc chạm vào phụ nữ. Trong khi đó, những phụ nữ cư sĩ lại có nhiều vấn đề mà họ không muốn nói với một người nam. Vì vậy, rất cần phải có những vị Tỳ-kheo-ni để giúp đỡ các phụ nữ đó.
Một trong số các tỳ-kheo-ni trên nói rằng họ cố gắng để không làm mọi người bối rối, và họ luôn lễ phép, kính cẩn. Các vị này yêu cầu được làm theo Phật pháp, chứ không phải đòi quyền hợp pháp. Vậy chúng ta nên bàn về vấn đề này.
Trước hết, Đức Phật đã cho phụ nữ xuất gia. Theo tôi biết, chỗ sơ hở của chùa chiền ở Thái là: theo Giới Luật, tỳ-kheo-ni thọ đại giới phải có mặt trong giới đoàn ni. Và bởi vì giáo đoàn ni ở Thái đã không còn nữa từ nhiều thế kỷ trước, nên các vị ni mới chưa được truyền giới.
Bài báo không nói lý do vì sao tăng đoàn ở Thái Lan không xem trọng sự truyền giáo của Sri Lanka. Phật tử của Sri Lanka và Thái đều theo phái Phật giáo nguyên thủy. Theo tôi biết, họ thực hành đúng theo đường lối của Giới Luật. Tuy nhiên, tôi hiều rằng sự truyền giáo cho ni giới ở Sri Lanka được vực dậy do các ni của phái Đại thừa ở Trung Quốc. Vì vậy có lẽ chùa ở Thái Lan không xem đó là đúng luật.
Theo kinh điển tiếng Pali, Đức Phật đã do dự khi truyền giới cho phụ nữ, nhưng ngài đã làm theo lời ngài Ananda, thành lập giới đoàn ni đầu tiên. Sau đó Đức Phật tiên đoán rằng việc cho phép phụ nữ xuất gia vào giáo đoàn sẽ làm cho Phật pháp rút ngắn 500 năm. Thêm vào đó, ngài đã ra thêm “sắc luật”, còn gọi là “Bát Kỉnh Pháp” dành cho tỳ-kheo-ni. Những luật này dường như khiến cho tỳ-kheo-ni có địa vị thấp hơn nhiều so với tỳ-kheo.
Từ nhiều thế kỷ đến nay, các học giả luôn bàn cãi về thái độ đó của Đức Phật đối với tỳ-kheo-ni. Một số học giả cho rằng Đức Phật muốn bảo vệ tỳ-kheo-ni; một số khác lại nghĩ rằng ngài làm thế vì nền văn hóa của Ấn Độ thời bây giờ.
Nhưng lại có một sự giải thích khác nữa. Có một giả thuyết mới, cho rằng câu chuyện về giáo đoàn ni đầu tiên này không có trong kinh tạng gốc của Pali, mà nó chỉ được thêm vào sau này. Theo tôi hiểu, người ta luôn bàn cãi rằng vào thời điểm của giáo đoàn đầu tiên, giáo đoàn của dì Ngài Pajapati (dì của thái tử Tất Đạt Đa), khi đó ngài Ananda chỉ là một cậu bé. Cũng cần lưu ý rằng câu chuyện này không xuất hiện trong bất kỳ bản dịch của kinh nào bằng tiếng nước ngoài, ngoại trừ bằng tiếng Pali.
Người ta cũng cho tôi biết rằng Bát Kỉnh Pháp mà Đức Phật đã đề ra chỉ có trong Giới Luật bằng tiếng Pali. Vì vậy rất có thể những phần này của văn bản Pali không có trong nguyên bản chính của lời dạy của Đức Phật, mà được thêm vào sau này.
Chỉ gần đây các nhà sử học không xài búa rìu bè phái mới nhìn vào vấn đề vai trò phụ nữ trong thời PG xa xưa. Tôi không biết những tư tưởng lâu đời về thân phận của người phụ nữa thời ấy có đang được thử thách triệt để hay không, nhưng xưa kia rất có thể đã bị thử thách rất nhiều.