Dựng tượng Alexandre de Rhodes một việc làm cần thận trọng

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes

Những ngày gần đây, dư luận trong và ngoài  nước có những phản ứng trái chiều nhau  về việc lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đang  xem xét việc nhận quà tặng là bức tượng cố đạo Alexandre de Rhodes của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ điện tử. Bản tin ngày 29-6 trên trang mạng này cho biết, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng (TP.HCM) vừa có văn thư gửi HĐND, UBND TP.Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử VN nêu ý nguyện muốn hiến tặng tác phẩm điêu khắc do ông thực hiện về Alexandre de Rhodes cho thủ đô Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Đây là bức tượng được tạc bằng đá hoa cương lấy từ một ngọn núi ở vùng Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), có chiều cao 3m, rộng 2m, trọng lượng đến 43 tấn. Công trình đã thực hiện xong vào mùa thu năm 2008, hiện đang cất giữ ở ngoại ô thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Theo bản tin, điêu khắc gia Phạm Văn Hạng cho biết ý tưởng về việc dựng tượng đài tri ân Alexandre de Rhodes ngay tại thủ đô của nước Việt Nam được chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trăn trở nhiều năm sau khi ông rời chính trường và khởi xướng, đôn đốc việc thực hiện. Đáp lại, ngày 26-6, UBND TP.Hà Nội cho hay chính quyền thủ đô sau khi nhận được thư đã có văn bản phúc đáp, thông báo sẽ cử đoàn vào Bình Dương xem xét, thẩm định tác phẩm để có quyết định chính thức.

Sau đó, ngày 16-7, trên tạp chí Tia Sáng điện tử lại cho đăng bài viết "Một tượng đài Alexandre de Rhodes, sao không..." cũng của tác giả Nguyễn Hàng Tình phân tích việc cần thiết phải có hành động tri ân của người Việt Nam đối với “nhân vật” Alexandre de Rhodes, người mà ông cho rằng “… Hàng ngày đồng hành cùng chúng ta, đóng góp cho sự phát triển, văn minh của chúng ta. Hình như chúng ta đang mắc nợ một tượng đài, cùng dăm ba con đường phố hiền hòa mang tên 'người cho ta cái chữ' ấy”.

Hiện chưa phát sinh diễn biến mới về sự việc này, tuy nhiên thông tin trên được công bố đã gây ra nhiều phản ứng không tốt từ dư luận, tạo nên những xáo trộn bất lợi về mặt tình cảm dân tộc. Văn hóa Thăng Long - Hà Nội là một nền văn hóa đặc sắc với các lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, nền nếp gia phong dòng tộc mang đậm nét dân tộc mà người Việt ngàn đời cần tự hào. ĐĐ.Thích Thanh Thắng -  một tu sĩ Phật giáo tại TP.HCM, khẳng định: “Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nhằm tôn vinh tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, lòng tự hào dân tộc, cũng như bản sắc và văn hiến Thăng Long. Thăng Long là mảnh đất được thành lập gìn giữ và xây dựng phát triển bởi công lao của các vị vua Phật tử, các thiền sư, cư sĩ và trí thức Tam giáo, cùng vô số những người nông dân chân chất tin vào lẽ nhân quả tự ngàn đời, luôn kính ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Có thể thấy Thăng Long - Hà Nội là cái nôi của Phật giáo Việt Nam , của tư tưởng văn hóa truyền thống dân tộc. Ở đó đã có tượng đài tôn vinh Lý Công Uẩn, người đặt nền móng cho thủ đô Hà Nội ngày nay. Nếu Ngô Quyền là người đặt nền móng cho sự độc lập của người Việt thì chính Lý Công Uẩn đã xây dựng cho nền độc lập đó phát triển nguy nga thêm”.

Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện vô cùng quan trọng mà trong đó các hoạt động diễn ra, hướng về đều phải thể hiện sự thuần khiết, xứng đáng với nền văn hóa đa tầng của Thăng Long - Hà Nội, trong khi đó, vấn đề công tội của nhà truyền giáo Thiên Chúa Alexandre de Rhodes hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Thiết nghĩ, trên cơ sở đó, chính quyền TP.Hà Nội cần nên nhắc kỹ trước khi có quyết định chính thức về sự kiện đang gây nhiều tranh cãi này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày