GNO - Đó là bài viết trên trang 3- Xã luận trên Giác Ngộ số 865 ra ngày 30-9 của tác giả Thoại Sơn nhân Hội thảo Tăng sự vừa qua. Tác giả viết: “Dù chưa có số liệu chính xác, chưa thể đánh giá được tín đồ Phật giáo tại Việt Nam tăng hay giảm theo thời gian nhưng cũng có thể hình dung được hiện tượng lão hóa lực lượng Phật tử đang sinh hoạt trên khắp các tự viện”. Kính mời quý bạn đọc đón theo dõi.
Bìa Giác Ngộ số 865 - Mỹ thuật: Họa sĩ Nhuận Thường
Nhân Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN, Giác Ngộ đăng tiếp Kỳ 4: Xây dựng và củng cố tổ chức - nền tảng cho sự phát triển của Giáo hội (Bảo Thiên). Bài viết nêu các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Giáo hội ngày sau Khi tiến hành Hội nghị Thống nhất Phật giáo - thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thông qua bản Hiến chương và Chương trình hoạt động thì nhiệm vụ xây dựng hệ thống tổ chức cũng hết sức nặng nề và được quan tâm hàng đầu. Đây cũng chính là 3 nhiệm vụ được nhắc đến khi ý niệm thống nhất Phật giáo được phát khởi và trong đó xây dựng tổ chức được xem là bệ phóng đưa con thuyền Giáo hội tiếp nối dòng chảy hơn hai ngàn năm của lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc.
Niềm tin tôn giáo (Cao Huy Tấn) đăng Giác Ngộ số này trên Văn hóa. “Vào khoảng trung tuần tháng Tám vừa qua, báo chí thế giới đồng loạt đăng tải hình ảnh đầy xúc động: một cậu bé người Syria ngồi trong xe cứu thương, đầu, tay chân và cả người bê bết máu và bùn đất…” Thế giới xưa và nay với những bất ổn, tác giả “Ước mong ánh sáng TỪ BI và TRÍ TUỆ soi rọi đến đất nước đang chìm đắm trong khổ đau này”.
Trên Phật học số này, HT.Thích Trí Quảng có bài viết về Phật giáo Việt Nam, một tương lai tươi sáng. Hòa thượng nhận định: “Về sự lợi ích của việc tôn trọng hình thái biệt truyền, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là biệt truyền. Ngoài sự thống nhất tư tưởng về giáo pháp, chúng ta còn thấy kinh nghiệm tu hành, sở đắc của từng vị cao tăng khác nhau được truyền thừa qua các đệ tử. Phần biệt truyền này của các sơn môn hệ phái vẫn được Giáo hội tôn trọng. Nhờ vậy, giáo lý Phật chỉ có một, mà sinh hoạt biệt truyền, hay phần tu chứng, đắc pháp thì muôn màu muôn vẻ tạo thành sự hiện hữu nhiều vị danh tăng trong Giáo hội. Chính những kiến thức đa dạng của các bậc danh tăng đã đáp ứng được yêu cầu tri thức của xã hội hiện đại”… Kính mời bạn đọc đón đọc.
Cũng trên trang này, bài Tác hại của niềm tin mê lầm (Phan Minh Đức) phân tích sâu sắc, cặn kẽ niềm tin nào là có ích: “Có những niềm tin giúp con người hướng đến điều lành điều thiện, mạnh dạn làm các việc có ích cho cá nhân, cộng đồng xã hội, nhân loại, chúng sinh. Nhưng có những niềm tin gây mê lầm, tội lỗi, gieo tai họa cho chính những người mang niềm tin đó mà họ không hay không biết, hoặc gieo tai họa lên nhiều người”.
Niềm tin tôn giáo...
Câu hỏi của độc giả: Mỗi nghề mỗi nghiệp Y phục phù hợp, HỎI:
Tôi là một Phật tử đã thọ năm giới. Gia đình tôi làm nghề nông (trồng cây ăn trái), trong quá trình canh tác, vườn cây của tôi hay bị rầy rệp gây hại, bất đắc dĩ tôi phải phun thuốc trừ sâu. Vừa rồi tôi đọc kinh biết được Phật dạy người cư sĩ không được giết hại từ những động vật lớn cho đến côn trùng... Sau khi xem kinh xong tôi rất hoang mang, vì từ trước đến giờ tôi đã giết hại rất nhiều sâu rầy. Vậy tôi phải làm sao để vừa giữ giới Không sát sanh vừa làm vườn để nuôi sống gia đình?
(NGỌC LINH, ngoclinhteo81@gmail.com)
Y phục phù hợp là có văn hóa, HỎI:
Tôi có người bạn Phật tử thường xuyên đi chùa. Nhưng có điều khi đến chùa ít khi bạn ấy chịu mặc áo tràng để tham dự các khóa lễ. Mỗi khi đi hành hương, làm từ thiện do chùa tổ chức thì bạn ấy thường mặc áo đầm dây hở cổ rất phản cảm. Điều làm tôi băn khoăn là quý thầy ở chùa dường như không có ý kiến gì về cách ăn mặc của bạn ấy. Riêng tôi không đồng tình với cách ăn mặc của bạn ấy cũng như việc “im lặng” của quý thầy. Mong được quý Báo sẻ chia.
(VÂN NGUYỄN, vannguyenq4159@gmail.com).
Hai câu hỏi này của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn trả lời trên Giác Ngộ số 865.
Ngoài ra, trên các chuyên trang khác còn các bài viết, tin tức thời sự đáng quan tâm ra ngày 30-9, sẽ có mặt tại các phòng phát hành phục vụ bạn đọc: Ác Tỳ-kheo (Quảng Tánh); Ý niệm xóa trắng (Lưu Đình Long); Tiện nghi hóa trung tâm Phật giáo nhằm phục vụ tín đồ (Tâm Nhiên dịch); Những hạt mưa - Truyện ngắn của Hoàng Hải Lâm, Có một học bổng mang tên những Phật tử hy sinh vì đạo... (Khánh Vy); Nơi chở che những phận đời côi cút (Nhã An); “Tiếp sức” cho người bán vé số dạo (Tuyên Thành)…
Kính mời độc giả đón đọc!
Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528. |