Giảm viêm nhiễm cho cơ thể bằng 7 loại thực phẩm

GNO - Viêm nhiễm trong cơ thể có 2 dạng. Viêm nhiễm cấp tính là phản ứng khỏe mạnh và bình thường của cơ thể đối với bệnh tật, chấn chấn thương; và viêm nhiễm mãn tính là phản ứng kháng viêm nhiễm kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng và nhiều năm.

Viêm nhiễm có liên quan đến nhiều bệnh tật như viêm khớp, đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer và ung thư.

cai xoan.jpg

Cải xoăn hay các loại rau cải có lá màu xanh sậm nằm trong nhóm thực phẩm giúp cơ thể giảm viêm nhiễm

Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày cũng giúp giảm đáng kể viêm nhiễm trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn khỏe mạnh có thể cải thiện vi khuẩn đường ruột trong hệ vi sinh đường ruột, giảm số lượng vi khuẩn không khỏe mạnh. Tránh các thức uống ngọt, carbohydrate tinh chế và thịt chế biến sẵn giúp cơ thể giảm viêm nhiễm.

Theo Hướng dẫn về Chế độ ăn dành cho người dân Hoa Kỳ 2015 - 2020, giới hạn calori từ các thực phẩm ngọt, các chất béo bão hòa và ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi có lợi cho sức khỏe, tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Các chuyên gia gợi ý một số thực phẩm giúp cơ thể kháng viêm nhiễm:

1. Hạt diêm mạch

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm mức độ viêm nhiễm. Hầu hết chúng ta đều chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu chất xơ của cơ thể. 1 cốc diêm mạch nấu chín cung cấp 3g chất xơ và 4g protein, tương đương với lượng chất xơ trong gạo lứt.

2. Việt quất

Theo nhiều nghiên cứu, quả việt quất chứa các chất chống oxy hóa anthocyanins, công dụng giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, việt quất còn chứa potassium, vitamin C, K và magnesium.

Việt quất có thể được chọn là món ăn vặt trong ngày, món sinh tố trong bữa điểm tâm hàng ngày.

3. Hạt hạnh nhân và các loại hạt

Nghiên cứu khẳng định, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt óc chó giúp đánh bại viêm nhiễm trong cơ thể; đặc biệt là các viêm nhiễm trong động mạch nhờ chứa chất chống oxy hóa polyphenol.

Bạn có thể bổ sung các loại hạt trên vào món rau trộn, sữa chua hàng ngày.


4. Nghệ

Thành phần curcumin trong củ nghệ, giúp kháng viêm, được khuyến nghị cho người đau khớp hay đau mãn tính. Ngoài ra, nghệ còn có lợi cho trí nhớ và giúp cải thiện trạng thái tinh thần.

5. Đậu lăng

Chế độ ăn Mediterranean được cho là có khả năng làm giảm viêm nhiễm, theo nghiên cứu phát hành năm 2017 trên tạp chí Frontiers in Nutrition.

Đậu lăng được khuyến nghị trong chế độ ăn này, vừa cung cấp chất xơ vừa đảm bảo mức protein cần thiết hàng ngày cho cơ thể.

6. Dầu ô liu

Dầu ô liu cũng là thành phần quan trọng trong chế độ ăn Mediterranean vì có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có công dụng giảm viêm nhiễm tương tự như dầu cá.

7. Cải xoăn

Các loại cải có lá màu xanh sậm, đặc biệt là cải xoăn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao cần được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để giúp cơ thể tăng khả năng đề kháng, theo Đại học Harvard.

Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày