Giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ thông qua nhà chùa

Giác Ngộ - Trong cái nhịp sống hối hả, hiện đại, xô bồ này dường như cuốn tất cả những con người vào trong cái guồng máy khổng lồ của cuộc sống, trong đó phải kể đến là các bạn trẻ.

Những sinh viên, thanh thiếu niên dường như đang vận hết sức mình cho việc học tập và vui chơi, trong đó họ bị cuốn theo nhiều cái mới, cái lạ, các trào lưu văn hóa nước ngoài tràn vào xã hội len lỏi trong mọi ngõ ngách của cuộc sống… đôi lúc đã làm cho tuổi trẻ bị “đốn” ngã và sa chân vào tội lỗi.

chua 2.jpg

Khóa tu mùa hè ở chùa Hoằng Pháp giúp phổ hóa lối sống lành mạnh cho người trẻ - Ảnh: HP

Các bạn trẻ ngày hôm nay ngoài công việc học tập ở nhà trường, học kiến thức khoa học thì họ còn bị ảnh hưởng bởi những “độc tố” như: games online, truyện tranh, phim ảnh, trào lưu nghệ thuật, trào lưu sống thiếu định hướng… Mọi thứ đã làm cho một số bạn trẻ bị chìm đắm và cuốn theo một cách tiêu cực. Ở nhà trường giáo dục các bạn những kiến thức về văn hóa và đạo đức, nhưng về khía cạnh đạo đức bị xem nhẹ và không làm thức tỉnh các bạn trước mọi vấn đề đạo đức làm người.

Từ đó cho cho mọi người nhìn ra một vấn đề rằng: các bạn trẻ nào được tiếp xúc và được nhà chùa giáo dục về đạo đức, cách sống, cách đối nhân xử thế, hiếu đạo trong gia đình... thì các bạn trẻ ấy trở nên hiền từ và được mọi người yêu quý, được xã hội khuyến khích. Khi được tiếp xúc với giáo lý nhà Phật các bạn trẻ sẽ suy nghĩ nhiều về tình yêu thương giữa mọi người với nhau, giúp cho các bạn thấy những lỗi lầm và những suy nghĩ trong tâm hồn của mình trở nên trong sáng và lành mạnh hơn.

Thực tế hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho các bạn thanh thiếu niên thông qua các khóa tu mà các chùa đang tổ chức đã và đang được xã hội, mọi người quan tâm ủng hộ. Thành công của hình thức này là mang lại nhiều niềm vui cho gia đình các thanh thiếu niên, mang lại cho các bạn trẻ những kiến thức về đạo đức trong cuộc sống, giúp các bạn ngày càng trưởng thành và học tập tốt để trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Thiết nghĩ các bạn trẻ hôm nay phải luôn phấn đấu học tập thật tốt ở nhà trường và luôn luôn rèn luyện nhân cách bản thân thông qua việc học hỏi giáo lý của Đức Phật, học hỏi từ những bài giảng đầy tình yêu thương của các thầy trong chùa. Có như vậy mới trở thành con người tài - đức thật sự hầu cống hiến cho quê hương, cho đất nước…

Bùi Bình Tây

(ĐH GDTH K08 - Đại học Quảng Nam )

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày