Giới trẻ cảm nhận về việc tu học ở chùa

GNO - Ngày nay, Phật pháp ngày càng được phổ biến rộng rãi. Công nghệ số phát triển, các bạn trẻ có nhiều cơ hội để tiếp cận Phật pháp thông qua: Báo, đài, mạng xã hội, youtube... Do vậy, việc tu học hiện nay, trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Các khóa tu định kì tại chùa thường được cập nhật thông tin liên tục trên các trang mạng xã hội để các bạn trẻ có nguyện vọng tu học được đăng kí.

Mỗi khóa tu ở mỗi chùa, mang một màu sắc riêng và có tầm ảnh hưởng lớn đến nhận thức của giới trẻ. Thế nhưng, không phải bạn trẻ nào cũng muốn tham gia sinh hoạt tại chùa. Điều này, nằm ở nhận thức của giới trẻ hay do cách thức tổ chức khóa tu tại chùa chưa thật sự thu hút?

Vì sao người trẻ còn e ngại khi đến chùa tu học?

H_nh 1.jpg

* Bạn Hoàng Yến Bảo Nhi (Sinh viên năm 3, trường ĐH Kinh tế - Luật)

Đôi khi, bản thân mình tham dự khóa tu nhưng không tìm thấy chính mình ở đó, mình cảm thấy lạc lõng... Theo mình, cũng một phần do Ban Tổ chức khóa tu chưa tạo được sự gắn kết các tu sinh với nhau, hoặc có nơi tổ chức chương trình chưa thật sự thu hút, xa rời với giới trẻ.

Mình thấy khóa tu ở tu viện Khánh An (quận 12), các tu sinh tham gia tu tập sẽ được hòa chung sinh hoạt thành từng nhóm, gọi là “Gia đình pháp đàm”. Sau đó, các gia đình này sẽ cùng nhau tu học, thảo luận Phật pháp chung... Như vậy, mọi người sẽ dễ dàng hòa nhập, gần gũi với nhau hơn và làm cho tu sinh không còn cảm giác ái ngại khi đi tu học nữa.

* Bạn Nông Ngọc Thu Lan (Học sinh trường THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM)

H_nh 2.jpg

Các khóa tu tạo điều kiện cho giới trẻ tu tập, đặc biệt là học sinh như chúng em. Nhưng đôi khi, em cảm thấy hơi nhàm chán vì chương trình tu học quá nhiều, nên có cảm giác nặng nề, không thoải mái.

Chúng em thích được nghe về lịch sử Đức Phật hơn là các giáo lý, vì giáo lý làm em cảm thấy khá trừu tượng, khó hiểu vì thuật ngữ nhiều.

Hơn nữa, Ban Tổ chức thiết kế các trò chơi để chúng em giao lưu, sinh hoạt với nhau quá ít và không chặt chẽ. Đa phần, giờ sinh hoạt chung đều nằm ở những giờ phút cuối nên các bạn thường bỏ về, như vậy sẽ khiến cho khóa tu thiếu đi tính kỷ luật.

H_NH 3.JPG

* Bạn Phạm Quang Tuấn

(21 tuổi, ngụ tại Tân Bình)

Tôi thường xuyên đi chùa nhưng cảm giác ở thành phố này, chùa không thân thiện như ở quê và có sự ứng xử “phân biệt” nhiều lắm.

Dưới góc độ cá nhân, tôi nghĩ người trẻ ít tham gia tu học một phần vì khóa tu không hấp dẫn và do một số bạn trẻ đi tu theo phong trào.

Ngoài ra, một số bạn không chọn đúng khóa tu phù hợp với mình nên sinh ra tâm lí dễ nhàm chán khi đến chùa.

Để thu hút các bạn trẻ đến tham dự các khóa tu học tại chùa?

Các bạn trẻ cần có nhận thức, xác định mình đến chùa để làm gì. Xoay quanh câu hỏi này, các bạn trẻ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau:

* Bạn Huỳnh Nhật Minh (sinh viên năm 3, trường CĐ Phát thanh - Truyền hình II)

H_nh 4.jpg

Theo cá nhân mình thì chùa cần phải tổ chức nhiều khóa tu dành cho giới trẻ hơn nữa và đặc biệt là vào các ngày rằm, lễ lớn, hè và cuối tuần.

Thời gian tham gia sinh hoạt và vui chơi nên được tăng thêm. Bản thân mình, khi đến tham dự tu học, mình mong muốn được gặp và giao lưu kết nối với nhiều người bạn đồng tu”.

* Bạn Trần Tấn Phát (pháp danh Phước Minh)

H_nh 5.jpg

Mình nghĩ, Ban Tổ chức các khóa tu nên có những buổi tọa đàm, giao lưu với các diễn giả hay những người đi lên từ khó khăn nhưng thành đạt trong cuộc sống. Lồng ghép các chương trình sinh hoạt: văn nghệ Phật giáo, vấn đáp Phật pháp...

Đó là những cái gần gũi, thiết thực, giúp các bạn trẻ cảm nhận được điểm chung giữa các bạn và đạo Phật, tin tưởng vào Phật pháp là chốn an yên để quay về nương náu.

* Bạn Nguyễn Thị Vy (24 tuổi, ngụ tại quận 10, TP.HCM)

H_NH 6.JPG

Tôi nghĩ, các thầy, sư cô ở chùa nên thân thiện hơn, như vậy các bạn trẻ như chúng tôi sẽ thích hơn và thường xuyên lui tới chùa sinh hoạt Phật pháp.

Tôi thích các khóa tu nhẹ nhàng như ở tu viện Khánh An, vì nếu ồn ào quá thì sự nghiêm túc của một khóa tu không còn nữa.

Để thu hút giới trẻ đến tham dự, Ban Tổ chức các khóa tu cần cập nhật thời gian và lịch trình chi tiết, tóm tắt sơ lược về các nội dung diễn ra trong khóa tu để các bạn trẻ dễ dàng lựa chọn hơn.

HT.jpg

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).

Thông tin hàng ngày