Hà Nội: Đoàn Bộ Tôn giáo Liên bang Myanmar thăm Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

(GNO-Hà Nội): Ngày 08-12, Đoàn Bộ Tôn giáo Liên bang Myanmar do ông Thura Myra Maung làm trưởng đoàn, ông Khin Maung Soe - Đại sứ quán Liên bang Myanmar, ông Uzar Ni Win - Hiệu trưởng trường Priyattin Sasana Bang cùng các thành viên Đại sứ quán Liên Bang Myanmar đã đến thăm và làm việc với Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Cùng đi với đoàn có ông Đặng Tài Tính - Vụ trưởng vụ Hợp tác Quốc tế, Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Minh Khánh - Vụ Phật giáo cùng các thành viên Ban Tôn giáo Chính phủ.

Đón đoàn có HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Chư Thượng toạ Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, TT. Thích Thanh Quyết - Uỷ viên Thường trực HĐTS, Trưởng BTS Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, TT. Thích Thanh Đạt - Uỷ viên HĐTS cùng chư tôn đức thành viên Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

ĐĐ. Thích Minh Tiến - Uỷ viên Thư ký HĐTS, Phó văn phòng I TƯ, Thư ký Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam báo cáo về công tác của Học viện trong thời gian qua. Học viện Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981, trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành đã đào tạo được 4 khoá tốt nghiệp với tổng số cử nhân Phật học đến nay khoảng 1000 Tăng Ni sinh. Hiện Học viện đang giảng dạy cho 320 Tăng Ni và sẽ tốt nghiệp trong năm tới năm 2011.

Công tác đào tạo về các chuyên ngành Kinh, luật, luận…Các  bộ môn bao gồm các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn…Mỗi khoá học là 4 năm đào tạo theo chương trình học phần của từng bộ môn,  mỗi năm học là 10 tháng, Tăng Ni sinh ăn ở nội trú nhà trường bảo đảm miễn phí trong quá trình học tập.

Học viện Phật giáo với cơ sở vật chất  diện tích hơn 10ha đất, đã hoàn thành giai đoạn 1 với 5 toà nhà để phục vụ việc ăn ở cho Tăng Ni sinh cũng như giảng đường. Giai đoạn II đang được thi công dự kiến đến năm 2011 sẽ hoàn thành để đáp ứng cho 400 Tăng Ni sinh học tập và sinh hoạt .

Đội ngũ giảng dạy tại Học viện có 2 nguồn, nguồn thứ nhất là đội ngũ Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp trình độ Phật học để phục vụ các môn ngoại điển và nội điển, nguồn thứ hai là đội ngũ những giáo sư, tiến sĩ các giảng viên thuộc các chuyên ngành xã hội, nhân văn của các trường Đại học.

Về hợp tác quốc tế, do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được về tính chất đối ngoại, Học viện chỉ tạm quan hệ với các chính khách nước ngoài đến thăm.

Mục tiêu của Học viện trong năm 2011 sẽ hoàn thành đại giảng đường giai đoạn II, tuyển sinh hợp tác Phật giáo nước ngoài. Hy vọng trong năm 2011 có điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cao đào tạo chương trình sau đại học và nghiên cứu sinh.

Ông Thura Myra Maung thay mặt đoàn Bộ Tôn giáo Liên bang Myanmar bày tỏ sự trân trọng đối với chư tôn đức điều hành tại Học viện Phật giáo. Hiện nay Đại học Phật giáo tại Myanmar đã đón nhận hơn 100 Tăng Ni sinh của Việt Nam sang học. Các Tăng Ni sinh được giảng dạy Tam tạng Kinh điển và ông hy vọng trong tương lai bộ kinh điển sẽ được dịch thuật sang tiếng Việt Nam. Phật giáo Myanmar có 9 hệ phái đều phát triển và mang tính thống nhất, chính phủ ủng hộ các hệ phái tại các tu viện, việc in ấn và thực hiện cũng như kết tập kinh điển do chính phủ xác nhận. Phật giáo Myanmar có 3 trường Đại học lớn, phần lớn do chính phủ tài trợ. Chương trình đào tạo từ sơ cấp đến trung cấp bằng ngôn ngữ Pali và tiếng Anh với chương trình giảng dạy nhằm đào tạo các vị sư truyền giáo Phật học, tu  thiền định, hy vọng sẽ có môn học tiếng Việt để giới thiệu truyền thống đại thừa ở Việt Nam tại Mianmar. Trong tương lai Myanmar sẽ cử Tăng Ni sinh sang Học viện Phật giáo Việt Nam để học tập, mong muốn sẽ có sự hợp tác tôn giáo giữa hai nước.

HT. Thích Thanh Tứ thay mặt chư tôn đức Hội đồng Điều hành hoan nghênh sự quan tâm đối với việc đào tạo Tăng tài của đoàn  Bộ Tôn giáo Liên bang Myanmar. Hiện nay, Việt Nam có 4 trường đại học Phật giáo, Học viện Phật giáo tại Hà Nội, tại Huế, tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Riêng Cần Thơ dành cho hệ phái Nam Tông. Phật giáo Việt Nam từ khi giải phóng miền Nam có 12 hệ phái và được thống nhất thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Khác với các trường Đại học Phật giáo Myanmar  khi được chính phủ tài trợ trong khi tại Việt Nam là được nhà nước cấp phép xây dựng, còn lạ phải tự lực vận động kinh phí để hoạt động.

Nhân dịp này, đoàn đã trực tiếp tới thăm lớp học tại Học viện Phật giáo Việt Nam, ông Thura Myra Maung đã chia sẻ với các Tăng Ni sinh tại học viện: “…Tất cả chúng ta thật may mắn khi được ngồi tại đây, vui mừng và hạnh phúc được quy y Tam bảo, để gìn giữ truyền bá Phật pháp là tránh nhiệm của chúng ta. Có 3 nhiệm vụ quan trọng nhất của Tăng Ni: thứ nhất là “Tìm hiểu Phật pháp”, thứ hai là “tu tập Thiền định”, thứ 3 là “đạt được Niết Bàn”, chính các vị là những người có vai trò quan trọng, cao quý và vĩ đại đã đem giáo lý đạo Phật  và niềm vui đến với mọi người, hy vọng các tăng ni sinh trong tương lai sẽ đem hết sức mình để cống hiến cho Phật pháp ngày càng cường thịnh…”.

Cũng trong dịp này HT. Thích Thanh Tứ cùng chư tôn đức Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam đi khảo sát công trường đang thi công giai đoạn II của Học Viện.

Khảo sát tầng trên của toà nhà đang thi công

Công trình tầng dưới đang thi công

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày