Hà Nội: Đoàn kiều bào tiêu biểu thăm Văn phòng I Trung ương GHPGVN

(GNO-Hà Nội): Sáng 8-10, đoàn kiều bào tiêu biểu gồm 190 người từ 134 quốc gia các nước trên thế giới do ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dẫn đầu đã tới thăm Trụ sở Văn phòng I Trung ương GHPGVN (chùa Quán Sứ) nhân về nước tham dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long -Hà Nội. 

Tiếp đoàn có HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; TT. Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp  Trung ương, Trưởng ban Trị sự THPG TP. Hà Nội; TT.Thích Gia Quang - Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng I TƯGH; ĐĐ. Thích Đức Thiện - Phó Văn phòng I T.Ư.

TT.Thích Gia Quang giới thiệu về tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qua đây đoàn kiều bào được hiểu rõ hơn về 10 ban ngành  viện và các hoạt động tổ chức của Giáo hội.
 
Nhân dịp này, TT. Thích Bảo Nghiêm đã chia sẻ và trả lời những câu hỏi của các kiều bào như tìm hiểu về trụ sở T.Ư GHPGVN, về việc bổ nhiệm thầy trụ trì cho ngôi chùa ở nước ngoài, chủ trương hoằng pháp của Ban Hoằng pháp, các ngày lễ tết vẫn còn hiện tượng đốt vàng mã, có thể Việt hoá để thống nhất bộ kinh cho mọi người sử dụng… Các câu hỏi đã được Thượng toạ giảng giải rất sâu sắc và đầy ý nghĩa.

- Về giảng đường chùa Quán Sứ đã có từ rất lâu, nơi đây là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, đào tạo rất nhiều Tăng tài trong các khoá học. 

- Ban Hoằng pháp chủ trương hoằng pháp về các vùng sâu cùng xa, kiều bào và cho tất cả những tín đồ tin yêu đạo Phật.

- Hiện tượng đốt vàng mã và cúng mặn vẫn còn ở một số ngôi chùa do ý thức dân gian và tập tục của người dân đã ngấm sâu từ rất lâu đời, phải có thời gian kết hợp sự giảng dạy của các quý thầy trụ trì, người dân sẽ hiểu và ý thức thay đổi.

- Việc Việt hoá các bộ kinh còn phụ thuộc vào tập tục của 3 miền. Việt Nam có 3 miền, mỗi miền lại có các nghi lễ và tập tục khác nhau, do vậy việc hoằng pháp cũng đòi hỏi các giảng sư phải “nhập gia tuỳ tục”…
 
Bên cạnh trả lời các câu hỏi của các kiều bào đặt ra, Thượng toạ cũng đã giới thiệu về lịch sử truyền thừa của GHPGVN.

Phật giáo Việt Nam được kế thừa và kết tinh những giá trị văn hoá của dân tộc gần 2.000 năm qua. Đó là công lao to lớn của các bậc Tổ sư và các vị tiền bối.

Phật giáo có các vị Tăng tài như Ngô Chân Lưu - Quốc sư Khuông Việt đời  vua Đinh Tiên Hoàng. Đến đời Tiền Lê, Lê Đại Hành có Thiền sư Pháp Thuận (914-990) và đặc biệt đời vua Lý Thái Tổ có Thiền sư Vạn Hạnh với "Chiếu dời đô" để có một kinh đô Thăng Long như ngày hôm nay.

Đời Trần có Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278-1293) và làm Thái thượng hoàng 5 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Giác hoàng Điều ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
 
Thượng toạ nhấn mạnh: “Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc". Phật giáo lấy tinh thần từ bi, khoan dung, dưới thời Lý và thời Trần Phật giáo trở thành quốc đạo, có ảnh hưởng và tín ngưỡng lớn trong đời sống văn hoá và xã hội, Phật giáo đã ăn sâu vào dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ.

 

Bà con trên mọi miền tổ quốc đang hướng về dân tộc, hướng về cội nguồn Tổ quốc. Thượng toạ mong muốn các kiều bào hãy làm và sống tốt trong tinh thần “hoài cổ trí tâm” của người Việt, tiếp nối truyền thống cha ông dựng nước và giữ nước, dù ở nơi đâu cũng là con Lạc cháu Hồng, dòng máu dân tộc, cùng nhau xây dựng và giữ gìn, bảo tồn nền văn hoá Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày