Hà Nội: Lễ thắp nến tri ân và khai mạc triển lãm về Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN

Thành kính tưởng niệm cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận - Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN (1897-1993)
Thành kính tưởng niệm cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận - Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN (1897-1993)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tối 22-12 (10-11-Quý Mão), tại tổ đình Hoằng Ân - chùa Quảng Bá (Q.Tây Hồ, Hà Nội), chư tôn đức Hội đồng Trị sự và môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức Lễ thắp nến tri ân và khai mạc triển lãm về cuộc đời, đạo nghiệp của Đức Đệ nhất Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993). 

Quang lâm buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội; Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa T.Ư cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, môn đồ pháp quyến và đông đảo Phật tử xa gần đồng tham dự.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết: Triển lãm "Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận: Cuộc đời và đạo nghiệp (1897-1993)" với gần 150 tài liệu, hình ảnh được chia làm 4 phần: Thân thế; Thời kỳ xuất gia tu học; Thời kỳ xây dựng Giáo hội - hoằng dương Phật pháp, phụng sự dân tộc; Tôn vinh và tri ân; qua đó, nhằm khắc họa một cách khái quát nhất về cuộc đời và đạo nghiệp của cố Đại lão Hòa thượng.

"Đêm thắp nến tri ân chính là dịp để hàng hậu học tưởng nhớ về bậc thầy đã trọn đời cống hiến cho lý tưởng hoằng pháp độ sinh, người đã có những đóng góp to lớn cho Phật giáo Việt Nam và là tấm gương sáng trong tu thân, hành đạo", Hòa thượng Phó Chủ tịch Thường trực nhấn mạnh.

Đại chúng xem phim về cuộc đời của Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận
Đại chúng xem phim về cuộc đời của Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Sau phát biểu khai mạc, đại chúng đã cùng lắng lòng xem lại những thước phim quý báu về cuộc đời của Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận.

Trong khói hương quyện tỏa, chư tôn giáo phẩm và toàn thể đại chúng đã thắp hương tưởng niệm, đảnh lễ Giác linh cố Đại lão Hòa thượng và thực hiện nghi thức truyền đăng, thể hiện tinh thần kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp mà Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN đã để lại.

Nghi thức truyền đăng
Nghi thức truyền đăng

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm xúc động ôn lại những kỷ niệm khi còn là học trò của cố Đại lão Hòa thượng tại Trường Cao cấp Phật học VN khóa I ở chùa Quán Sứ (tiền thân là Trường tu học Phật pháp Trung ương).

Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội chia sẻ: "Việc thực hiện nghi thức đón nhận ánh nến từ bàn thờ của cố Đại lão Hòa thượng truyền trao cho chư Tăng Ni, Phật tử, chính là tiếp nối tinh thần từ bi, trí tuệ, yêu thương và bình đẳng, 'Tổ tổ truyền trì, sư sư tương trụ' để chính pháp được cửu trụ, Phật pháp được bền lâu". Hòa thượng mong rằng hàng hậu học sẽ noi theo gương thầy tổ, các bậc tiền nhân để luôn đoàn kết, hòa hợp, dấn thân phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm ôn lại những kỷ niệm khi còn là học trò của cố Đại lão Hòa thượng
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm ôn lại những kỷ niệm khi còn là học trò của cố Đại lão Hòa thượng

Sau lời chia sẻ của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, chư tôn đức đã xướng kệ và thành kính nhiễu tháp tưởng niệm cố Đại lão Hòa thượng.

Khép lại buổi lễ, chư tôn đức cùng các Phật tử đã tham quan triển lãm để tưởng nhớ về một bậc thầy khả kính, từ đó, nguyện noi theo gương sáng của ngài trên con đường hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Thành kính tưởng niệm cố Đại lão Hòa thượng, nguyện noi theo gương sáng của ngài trên con đường hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh
Thành kính tưởng niệm cố Đại lão Hòa thượng, nguyện noi theo gương sáng của ngài trên con đường hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày