Hải Phòng: Rót đồng đúc đại hồng chung tại chùa Kim Quang

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 3-1, tại chùa Kim Quang (phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) đã diễn ra lễ rót đồng đúc hai quả đại hồng chung.

Sau khi đúc xong, một quả đại hồng chung sẽ được treo tại tháp chuông chùa Vẽ (Hoa Linh cổ tự) và quả còn lại sẽ được treo tại chùa Kim Quang (quận Hải An).

Nghi thức sái tịnh khuôn đúc

Nghi thức sái tịnh khuôn đúc

Tại buổi lễ, Ni sư Thích Tâm Chính - Trưởng ban Từ thiện xã hội GHPGVN thành phố Hải Phòng, Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận Hải An, trụ trì chùa Vẽ và chùa Kim Quang - chia sẻ nguồn gốc của đại hồng chung và ý nghĩa của việc đúc chuông.

"Trong Phật giáo, chuông được đưa vào sử dụng từ rất sớm, bởi đó là một pháp khí rất hữu hiệu, là phương tiện để tác động cũng như khai mở trí tuệ cho các hành giả đang tiến bước trên con đường giác ngộ giải thoát", Ni sư nói.

Theo Ni sư, đại hồng chung còn gọi là chuông lớn hay chuông u minh, thường được đánh vào những lúc đầu hôm và cuối đêm.

Đánh vào lúc đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng: “Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai, khi hơi thở ra mà không trở lại là qua đời khác”. Còn đánh vào lúc cuối đêm là để sách tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn trừ mọi phiền não cấu uế của tự tâm, gạn lọc tham, sân và si là ba thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi".

Ni sư giải thích: "Lối đánh chuông này, thường là 108 tiếng, ý nghĩa biểu trưng cho 108 thứ phiền não của chúng sinh, khi chuông đánh lên thì 108 thứ phiền não này đều bị rơi rụng, trí tuệ phát sinh, căn lành tăng trưởng, đạt được sự giải thoát giác ngộ trong tương lai".

Ni sư Thích Đàm Chính và thợ đúc thực hiện nghi thức rót đồng

Ni sư Thích Đàm Chính và thợ đúc thực hiện nghi thức rót đồng

Tiếng chuông chùa, theo kinh điển, có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sinh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Do vậy, chuông là một pháp khí rất linh thiêng, có sức lan toả rất lớn đến đời sống tâm linh của mỗi người.

Trước kết thúc lễ, chư tôn đức Tăng Ni và các Phật tử đã làm lễ dâng hương, bạch Phật cầu nguyện quốc thái dân an và lễ chú nguyện, gia trì, rót đồng đúc chuông.

Mỗi quả chuông có trọng lượng khoảng 1 tấn, trị giá mỗi quả khoảng hơn 400 triệu đồng.

Thành Trung

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày