Hàn Quốc: Lễ hội đèn lồng Yeondeunghoe nhân dịp Đại lễ Phật đản

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1252 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1252 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vào ngày 11-5 vừa qua, lễ hội ánh sáng Yeondeunghoe ( 연등회 ) đã trở lại chiếu sáng khắp trung tâm Seoul nhân dịp kỷ niệm Đại lễ Phật đản Dương lịch 2024 - Phật lịch 2568.

Đến lễ hội ánh sáng Yeondeunghoe năm nay, hàng nghìn người đã cầm ô và mang áo mưa để tham gia cuộc diễu hành lồng đèn lớn nhất trong năm tại Hàn Quốc. Những đường phố vốn ẩm ướt của Seoul giờ đây ngập tràn ánh sáng và rực rỡ sắc màu với những chiếc đèn lồng nổi bật. Mặc dù trời mưa, nhưng Ban Tổ chức cho biết có khoảng 50.000 người tham dự Lễ hội đèn lồng Yeondeunghoe.

Trước đó, hàng ngàn người đã tập trung tại Đại học Dongguk của Seoul, điểm xuất phát của cuộc diễu hành, để cùng nhau đi đến chùa Jogyesa, nơi hàng ngàn chiếc đèn lồng đầy màu sắc được treo trong khuôn viên của ngôi chùa và có cả câu thiền ngữ khổng lồ nổi bật để có thể là nhìn thấy từ trên cao.

Những người tham gia mặc áo mưa, diễu hành trên đường phố với những chiếc đèn lồng hình hoa sen và nhiều hình dạng khác nhau được thắp sáng. Ngoài ra, những hình tượng khổng lồ mô phỏng những sự kiện thiêng liêng của Phật giáo như Đức Phật đản sinh và bốn vị Thiên vương. Một số xe diễu hành còn có hình hổ, voi, rồng hay các nhân vật hoạt hình như Charlie Brown, Snoopy và Lucy.

Lễ hội này biểu trưng cho sự chia sẻ ánh sáng của trí tuệ, lòng từ bi và hòa bình thế giới, cũng như thể hiện những mong ước và hy vọng về một xã hội hạnh phúc và hòa hợp.

Đại lễ Phật đản là một ngày lễ quan trọng ở Hàn Quốc. Dịp này, nhiều ngôi chùa cung cấp bữa ăn và trà miễn phí cho du khách. Các lễ hội sẽ được tổ chức trong sân chùa và công viên, bao gồm các trò chơi truyền thống và các buổi biểu diễn nghệ thuật khác nhau.

Trước đó, vào tháng 12-2020, Lễ hội Yeondeunghoe đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể trong phiên họp thứ 15 của Ủy ban Liên chính phủ UNESCO về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua sự kiện này, UNESCO mong muốn bảo vệ các truyền thống, tri ​​thức và kỹ năng đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và khiến cho chúng không bị mai một hoặc quên lãng theo thời gian.

UNESCO cho biết: “Việc thắp sáng những chiếc đèn lồng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự soi sáng tâm trí của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội bằng trí tuệ của Phật. Lễ hội là khoảng thời gian an vui và hạnh phúc, khi ấy, ranh giới xã hội tạm thời bị xóa bỏ. Trong lúc xã hội gặp trắc trở, lễ hội này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hòa nhập, kết nối xã hội và giúp con người vượt qua những khó khăn của thời đại”.

Lễ hội đèn lồng Hoa sen đã kéo dài hơn 1.200 năm, kể từ thời Silla (신라) cổ đại của Hàn Quốc (khoảng 57 TCN - 935 Tây lịch). Trong Samguk Sagi (Lịch sử Tam quốc sử ký), dưới thời kỳ Vương quốc Silla thống nhất (668 - 935), vua Gyeongmun và hoàng hậu Jinseong đã đến thăm chùa Hwangnyongsa để ngắm những chiếc đèn lồng vào dịp trăng tròn đầu tiên của năm 866 và 890.

Đại lễ Phật đản ở Hàn Quốc được gọi là Bucheonim Osin Nal (부처님 날) có nghĩa là “ngày Đức Phật đến” và Seokga Tansinil (석가탄신일) nghĩa là “ngày sinh của Đức Phật”. Lễ hội Phật đản năm nay được tổ chức vào ngày 15-5, nhằm ngày mùng 8-4 âm lịch.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trại hè Phật giáo 2024 "Ươm mầm thiện nhân" dành cho thanh thiếu niên tại Đại tùng lâm Hoa Sen

Trại hè Phật giáo 2024 "Ươm mầm thiện nhân" dành cho thanh thiếu niên tại Đại tùng lâm Hoa Sen

GNO - Trại hè Phật giáo 2024 với chủ đề "Ươm mầm thiện nhân" sẽ được tổ chức tại Đại tùng lâm Hoa Sen (Quốc lộ 20, TT.Đạ M’ri, H.Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) từ ngày 9-7 đến 14-7, dành cho các em từ 13 đến 23 tuổi (khóa sinh dưới 15 tuổi bắt buộc phải có người thân hoặc người giám hộ đi cùng).

Báo Giác Ngộ số 1259: Khóa tu mùa hè có truyền bá mê tín dị đoan?

Báo Giác Ngộ số 1259: Khóa tu mùa hè có truyền bá mê tín dị đoan?

GNO - Hiện nay, trên mạng xã hội có người ra sức tuyên truyền, khuyến nghị các bậc phụ huynh không nên cho con em tham dự khóa tu mùa hè do các chùa tổ chức, lý do vì các khóa tu này truyền bá mê tín dị đoan khiến một số phụ huynh ái ngại nên mong được quý Báo chia sẻ thêm về điều này để họ vững tin.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1258 - Ảnh: Du Nhiên

Trong tâm có Phật

GNO - Đó là chủ đề của cuộc thi viết do Câu lạc bộ Phóng viên - Cộng tác viên Báo Giác Ngộ tổ chức nhân mùa Phật đản Phật lịch 2568 năm nay. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc trong và ngoài nước.
Suy ngẫm về hai chữ ngã

Suy ngẫm về hai chữ ngã

GNO - Tìm hiểu giáo lý nhà Phật, tôi thấy có hai chữ ngã: vô ngã và chấp ngã. Từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống, chắc hẳn bản thân mỗi chúng ta đều nhận thấy nguồn gốc của những thành công và căn nguyên của nhiều sự thất bại, ở một phương diện nào đó, có liên quan mật thiết đến hai chữ ngã này.

Thông tin hàng ngày