Hàn Quốc: Triển lãm di sản văn hóa Phật giáo

Tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ngồi, di sản của chùa Buramsa (Namyangju, tỉnh Gyeonggi) tại triển lãm
Tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ngồi, di sản của chùa Buramsa (Namyangju, tỉnh Gyeonggi) tại triển lãm

GNO - Cuối tháng 7 qua, Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (Seoul) đã khai mạc triển lãm quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với sự có mặt của nhiều di sản Phật giáo và các hiện vật văn hóa quan trọng của nước này.


Triển lãm mang tên “Các di sản quốc gia mới”, mở cửa đón khách thưởng lãm đến cuối tháng 9.

Chương trình được tổ chức ngay sau khi Cơ quan Giải quyết Thảm họa và An toàn Quốc gia bắt đầu áp dụng nới lỏng phong tỏa ở Seoul vì dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát ở nước này.

Triển lãm quy tụ 196 hiện vật được công nhận di sản quốc gia trong giai đoạn 2017-2019. Ngoài ra, một số cấu trúc và hiện vật không thể dịch chuyển và bố trí tại triển lãm cũng được giới thiệu đến công chúng thông qua các video clip. Chương trình triển lãm còn bắt đầu được công chiếu trực tuyến sau ngày khai mạc.

“Tôi thật sự biết ơn Viện Bảo tàng Nghệ thuật Kansong và lãnh đạo Phật giáo Tào Khê. 9 ngôi chùa thuộc hệ thống Phật giáo Tào Khê đã đóng góp hiện vật cho triển lãm lần này” - chia sẻ của người đứng đầu Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc Chung Jae-suk.

Nhằm đảm bảo khuyến nghị của Bộ Y tế nước này về khoảng cách xã hội an toàn trước dịch bệnh, viện bảo tàng giới hạn số lượng du khách 200 người trong mỗi 2 giờ đồng hồ, chiếm khoảng 30% diện tích không gian khu triển lãm. Tất cả khách tham quan phải đăng ký trước qua website của Ban Tổ chức, đeo khẩu trang y tế khi vào khu vực triển lãm. Mức phí tham quan 5.000 won/ người (tương đương 4,2 USD).

Đức Hòa
(theo The Korea Herald)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phân ban Ni giới TP.Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển

Hà Nội: Tọa đàm khoa học Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển

GNO - Trong khuôn khổ Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Ni tiền bối hữu công, chiều 2-4, Phân ban Ni giới TP.Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển, tại tổ đình Tây Thiên - Trung Hậu (xã Tiền Phong, H.Mê Linh).
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực là vị Thầy lãnh đạo gắn bó và gần gũi, vững chãi và điềm tĩnh, uy nghiêm để lại những dấu ấn tâm linh sâu đậm trong tâm thức người có duyên thân cận, tiếp xúc - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Hòa thượng Thích Chánh Trực: Vị lãnh đạo luôn vững chãi, trí tuệ giữa mọi biến động

GNO - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Chánh Trực viên tịch, cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường, một trong những người đã gắn bó với Hòa thượng từ năm 1966, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị lúc mới thành lập, đã có những chia sẻ xúc động về một bậc Thầy, nhà lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ.

Thông tin hàng ngày