Hiến tặng pho tượng Phật cổ đến Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế

Chủ nhân Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên Lê Thị Lý hiến tặng pho tượng Phật cổ đến Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế
Chủ nhân Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên Lê Thị Lý hiến tặng pho tượng Phật cổ đến Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 8-10, trong chuyến Phật sự tại Tây Nguyên, lãnh đạo Học viện Phật giáo VN tại Huế đã đến thăm và làm việc tại Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và tiếp nhận pho tượng Phật cổ quý hiếm do bà Lê Thị Lý, chủ nhân bảo tàng hiến tặng đến Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện.

Phái đoàn do Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu trực thuộc Học viện làm trưởng đoàn; cùng đi có Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Phó Giám đốc Điều hành Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu và các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế).

Hòa thượng Thích Hải Ấn bên pho tượng Phật cổ tại Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên
Hòa thượng Thích Hải Ấn bên pho tượng Phật cổ tại Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên

Đón tiếp đoàn, bà Lê Thị Lý cho biết pho tượng Phật cổ quý hiếm này là do một người bạn trong giới sưu tập cổ vật tặng cho Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên và được lưu giữ tại đây đã hơn 10 năm. "Qua nhiều lần tiếp xúc, đàm đạo với Thượng tọa Thích Hải Định, trụ trì chùa Hoa Lâm (TP.Buôn Ma Thuột) và Đại đức Thích Tịnh Quang, nghiên cứu sinh về Phật giáo trong đời sống đồng bào Ê-đê, tôi có tâm nguyện muốn hiến tặng pho tượng này đến một bảo tàng Phật giáo nào đó để vừa lưu giữ pho tượng được trang nghiêm, vừa tạo điều kiện cho nhiều người được chiêm ngưỡng và nghiên cứu.", bà Lý bày tỏ.

Và qua sự kết nối của Thượng tọa Thích Hải Định với Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế, bà vô cùng hoan hỷ khi được lãnh đạo Học viện tiếp nhận pho tượng. "Đây là nhân duyên tốt lành để tôi hoàn thành tâm nguyện của mình.", bà Lý nói.

Hòa thượng Thích Hải Ấn trao Bằng tuyên dương công đức đến nhà sưu tập cổ vật Lê Thị Lý, chủ nhân Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên

Hòa thượng Thích Hải Ấn trao Bằng tuyên dương công đức đến nhà sưu tập cổ vật Lê Thị Lý, chủ nhân Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên

Tiếp nhận pho tượng Phật cổ, Hòa thượng Thích Hải Ấn cho biết thêm, Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế được thành lập năm 2022, đặt tại cơ sở I của Học viện - chùa Hồng Đức (P.Thủy Xuân, TP.Huế). Trung tâm có chức năng quy tập, lưu trữ và phát huy giá trị di sản - tư liệu văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của Tăng Ni và toàn xã hội; là nơi nối kết các thành phần học giới, các trường Phật học, các trung tâm giáo dục, văn hóa, lưu trữ và thư viện ở trong nước cũng như khu vực, thông qua các hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật, tọa đàm, hội thảo, triển lãm,...

Hòa thượng Viện trưởng cũng tán dương tâm nguyện tốt đẹp của chủ nhân Bảo tàng tư nhân Tâm An Viên khi phát tâm hiến tặng pho tượng Phật cổ quý hiếm đến Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế và mong rằng chủ nhân Bảo tàng Tâm An Viên cũng như chư tôn đức thường trú tại địa phương, sau này, trong quá trình sưu tra, nghiên cứu cổ vật văn hóa vùng Tây Nguyên cần lưu tâm hơn đến các di sản - tư liệu Phật giáo trong cộng đồng các dân tộc đồng bào Tây Nguyên nhằm góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện của các truyền thống Phật giáo tại đây trong lịch sử.

Tượng Phật cổ mang phong cách mỹ thuật Phật giáo Khmer, có niên đại khoảng thế kỷ XVII-XVIII

Tượng Phật cổ mang phong cách mỹ thuật Phật giáo Khmer, có niên đại khoảng thế kỷ XVII-XVIII

Tượng Phật cổ được chế tác trong tư thế ngồi bán già, kết ấn xúc địa (Bhumisparsha): bàn tay trái đặt trên chân phải, lòng bàn tay hướng lên trên; bàn tay phải duỗi xuống, lòng bàn tay hướng vào trong, mu bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng xuống đất. Tượng bằng chất liệu gỗ, cao 32cm; các đường nét chạm trổ và sắc màu sơn thếp mang đặc trưng nghệ thuật Phật giáo Khmer.

Theo chủ nhân Bảo tàng Tâm An Viên Lê Thị Lý, nghệ nhân Lý Lết (Sóc Trăng) đã từng đến bảo tàng chiêm ngưỡng và khảo sát pho tượng cổ này và cho rằng, đây là pho tượng Phật cổ mang phong cách mỹ thuật Phật giáo Khmer, có niên đại khoảng thế kỷ XVII-XVIII.

Pho tượng tuy bị mối mọt xâm thực một đôi chỗ ở phần thân dưới nhưng về cơ bản vẫn còn khá nguyên vẹn cả về kiểu dáng lẫn màu sắc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đại diện Tăng Ni, Phật tử tại tu viện Thượng Hạnh (Texas) và tu viện Cát Trắng (Florida, Hoa Kỳ) đến Báo Giác Ngộ trao 200.000.000 đ chuyển ủng hộ bà con bị thiệt hại do bão lũ ở miền Bắc quê nhà - Ảnh: Bảo Toàn

Gần 550 triệu đồng Tăng Ni, Phật tử ủng hộ bà con bị thiệt hại do bão lũ ở các tỉnh miền Bắc

GNO - Cụ thể tính đến 16g ngày 6-11-2024, đã có 548.440.000 đồng là đóng góp của chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc trực tiếp qua Văn phòng Ban Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ, tại trụ sở tòa soạn (85 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM) gởi tiền ủng hộ bà con bị thiệt hại do bão lũ ở miền Bắc.

Thông tin hàng ngày