Họ hàng của cảm xúc

Họ hàng của cảm xúc
0:00 / 0:00
0:00
GN - Một cách tiếp cận có ích cho việc hiểu các cảm xúc có hại của chúng ta là xem chúng có họ hàng với nhau, phân biệt bởi trạng thái tâm liên hệ nằm sâu bên dưới.

Chẳng hạn, các cảm xúc thuộc họ giận dữ, như ghét bỏ, thù địch, và ác ý, đều có chung đặc điểm là cảm giác không thích được phóng đại, trong khi các cảm xúc thuộc họ luyến ái, như thèm khát, ham muốn, đam mê có chung đặc điểm là cảm nhận về tính hấp dẫn được phóng đại.

Các họ cảm xúc tai hại chính yếu khác - ganh tỵ, tự kiêu, và nghi ngờ - liên quan đến sự kết hợp giữa hai yếu tố, một là tính hấp dẫn được đánh giá quá cao (chẳng hạn, trong trường hợp tự kiêu là sự luyến ái quá mạnh vào ảo tưởng về tự ngã), hai là sự không thích quá độ (chẳng hạn, cảm giác thù địch quá đáng đối với đối thủ cạnh tranh, trong trường hợp ganh tỵ). Như chúng ta thấy, ngoài yếu tố không thích cao độ, hay tính hấp dẫn phóng đại hoặc sự pha trộn không lành mạnh của hai yếu tố này, tất cả các cảm xúc có hại còn có chung một đặc điểm nữa, đó là tầm nhìn không đúng với thực tế hay sai lệch.

Ganh tỵ là một họ khá phức tạp của các cảm xúc nguy hại, bởi vì gốc rễ của nó nằm ở luyến ái và tính hấp dẫn nhưng lại mang yếu tố giận dữ, thù địch, và ghét bỏ mạnh mẽ. Các nghiên cứu khoa học gần đây về hạnh phúc phát hiện ra rằng một trong những nguồn gốc gây nên sự bất toại nguyện trong thế giới ngày nay, đặc biệt ở các xã hội giàu có là xu hướng tự so sánh mình với những người xung quanh. Xu hướng này dẫn đến vấn đề ganh tỵ.

Họ cảm xúc nguy hại khác là kiêu căng, hay tự phụ, bao gồm các thái độ mang tính phá hoại như cao ngạo, thành kiến, và thậm chí là ngượng ngùng quá độ hay phi thực tế. Nó cũng liên quan đến sự pha trộn yếu tố hấp dẫn và ghét bỏ: hấp dẫn, chẳng hạn, bị thu hút vào một hình ảnh phi thực tế và sai lệch về tự ngã và ghét bỏ hay khinh thường bất cứ ai hoặc vật gì đe dọa làm hỏng hình ảnh về tự ngã thân thiết đó. Sự luyến ái hình ảnh được thổi phồng này, dù là dựa trên địa vị xã hội, sự thành đạt, hay hoàn cảnh sinh trưởng, có thể thúc đẩy chúng ta đến những hành động thiếu tôn trọng người khác, và những hành động phá hoại phúc lợi của người khác lẫn của mình.

Cuối cùng là họ cảm xúc nghi ngờ, bao gồm các cảm xúc lo lắng, và mặc cảm tội lỗi nặng nề. Các cảm xúc này bắt nguồn từ thói quen sợ hãi và thái độ tự ghét mình. Cảm xúc này làm cho người ta mất đi khả năng thương người. Do đó, các cảm xúc thuộc họ này rất có hại cho nhận thức về sự an lạc của chính mình.

Trên đây là những cảm xúc nguy hại mà tôi nghĩ là những trở ngại chủ yếu đối với phúc lợi của con người - không chỉ phúc lợi của từng cá nhân, mà còn là phúc lợi của những người xung quanh ta, và cuối cùng, là của thế giới mà chúng ta cùng chung sống. Những cảm xúc này, về cơ bản, làm cho chúng ta mất đi khả năng đưa các giá trị đạo đức tích cực, như từ bi, đi vào cuộc sống. Chỉ khi nào chúng ta nhận ra những hệ quả tiêu cực của các cảm xúc này, cũng như nhận ra sự vô ích và phi thực tế của những thái độ như thế chúng ta mới có thể bắt tay vào việc xử lý chúng một cách có hiệu quả.

Sự phát triển bên trong liên quan đến việc chỉnh đốn các cảm xúc nguy hại đòi hỏi một cách tiếp cận theo hai hướng. Một mặt, chúng ta tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng của các cảm xúc tiêu cực ẩn tàng; mặt khác, chúng ta phải phát huy các phẩm chất tích cực sẵn có ở bên trong. Cách tiếp cận theo hai hướng này trong việc rèn luyện tâm trí là cái mà tôi cho là quan trọng nhất trong việc phát triển tâm linh của chúng ta.

(Theo Beyond Religion: Ethics for a Whole World)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày