Hòa thượng Thích Lệ Trang nói về nét đẹp của nghi lễ Phật giáo trong đời sống tôn giáo

Sáng 16-12, theo chương trình Khóa huân tu tập trung và Bồi dưỡng trụ trì Phật lịch 2567, Hòa thượng Thích Lệ Trang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã có buổi thuyết giảng về “Nghi lễ Phật giáo” - Ảnh: Bảo Toàn
Sáng 16-12, theo chương trình Khóa huân tu tập trung và Bồi dưỡng trụ trì Phật lịch 2567, Hòa thượng Thích Lệ Trang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã có buổi thuyết giảng về “Nghi lễ Phật giáo” - Ảnh: Bảo Toàn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 16-12, theo chương trình Khóa huân tu tập trung và Bồi dưỡng trụ trì Phật lịch 2567, Hòa thượng Thích Lệ Trang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã có buổi thuyết giảng về “Nghi lễ Phật giáo”

Trước hết, Hòa thượng Thích Lệ Trang giải thích về ý nghĩa và vai trò của nghi lễ trong đời sống thiền môn, khái quát về sự hình thành và phát triển của nghi lễ Phật giáo Việt Nam. Ví như một cây bồ-đề sanh trưởng trên một phương xứ, dựa vào dưỡng chất từ trong đất, nguồn nước để sinh trưởng, cây bồ-đề sẽ phần nào mang đặc tính riêng biệt của phương xứ đó.

Nghi lễ Phật giáo cũng vậy, khởi sanh từ yêu cầu của thực tiễn, cần một phương tiện để đưa Chánh pháp đến với con người, lễ nhạc dần được phát triển, uyển chuyển biến hóa theo đặc tính văn hóa của từng xứ sở, dân tộc để rồi dễ dàng bắt rễ vào văn hóa, tâm tư của xứ sở, dân tộc ấy.

Hội chúng lắng nghe Hòa thượng Thích Lệ Trang đã giải thích về ý nghĩa và vai trò của nghi lễ trong đời sống thiền môn và văn hóa dân tộc

Hội chúng lắng nghe Hòa thượng Thích Lệ Trang đã giải thích về ý nghĩa và vai trò của nghi lễ trong đời sống thiền môn và văn hóa dân tộc

Lễ nhạc Phật giáo Việt Nam mang những đặc chất của văn hóa, tinh thần Việt Nam nhưng không đi ra ngoài Chánh pháp. Cũng bởi đó, mặc dù là một phần của văn hóa của dân tộc, nhưng lễ nhạc Phật giáo vẫn mang một phong thái, vị trí riêng biệt, len lỏi vào đời sống nhưng không thể hòa lẫn.

Hòa thượng lưu ý rằng người tu sĩ, đặc biệt là những vị trụ trì, mang trách nhiệm hướng dẫn đồ chúng ở một tùng lâm, tự viện, một địa phương, cần phải am hiểu về nhiều mặt liên quan đến đời sống sinh hoạt ở đó, từ những việc lớn đến những việc nhỏ nhặt nhất.

Đặc biệt, với vấn đề nghi lễ, ứng phú, hơn ai hết, vị trụ trì cần nắm bắt một cách rõ ràng nên làm gì và không nên làm gì, sử dụng nghi lễ như thế nào để thích hợp với căn cơ quần chúng, tùy thời và tùy hoàn cảnh.

“Lễ nhạc Phật giáo nếu sử dụng đúng lúc cũng chính là hoằng pháp sát cạnh quần chúng. Lễ nhạc là cả một nghệ thuật đầy phong phú, thanh nhã. Do đó, khi chúng ta thỉnh một tiếng chuông, cử một điệu tán, tụng một câu kinh, phải làm thế nào để những điều đó thể hiện được ngôn ngữ của Như Lai, mời gọi được người vào đạo”, Hòa thượng Thích Lệ Trang lưu ý.

"Khi chúng ta thỉnh một tiếng chuông, cử một điệu tán, tụng một câu kinh, phải làm thế nào để những điều đó thể hiện được ngôn ngữ của Như Lai, mời gọi được người vào đạo”

"Khi chúng ta thỉnh một tiếng chuông, cử một điệu tán, tụng một câu kinh, phải làm thế nào để những điều đó thể hiện được ngôn ngữ của Như Lai, mời gọi được người vào đạo”

Trong thời buổi hiện nay, khi đời sống có nhiều chuyển biến, có nhiều ý kiến cho rằng lễ nhạc truyền thống là không còn quá cần thiết. Phản bác điều đó, Hòa thượng Thích Lệ Trang đã có những giải thích cặn kẽ rằng lễ nhạc tuy là một hình thái hoằng pháp của Phật giáo nhưng cũng là biểu hiện của văn hóa dân tộc.

Một người từ phương xa đến với Việt Nam, muốn hiểu được văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng, thì nghệ thuật, lễ nhạc chính là cái giúp cho họ hiểu được tâm hồn dân tộc, bản sắc Phật giáo Việt Nam.

Nếu chúng ta không bảo tồn lễ nhạc truyền thống của Phật giáo, bảo tồn những di sản quý giá mà tiền nhân để lại, Phật giáo Việt Nam cũng sẽ dần mất đi những đặc sắc, đặc trưng quý giá đã kết tinh qua hàng ngàn năm, kể từ khi đạo Phật bắt đầu du nhập.

Ở đây, quan trọng hơn hết là hiểu biết. Nếu hiểu biết một cách đúng đắn, chúng ta sẽ biết cách ứng dụng nghi lễ Phật giáo một cách thích hợp, vừa phản ánh được truyền thống, vừa ứng hợp với tinh thần của thời đại.

Theo chương trình, 8 giờ sáng ngày mai, 17-12-2023, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thông tin - Truyền thông T.Ư, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ sẽ chia sẻ đề tài “Phật giáo với truyền thông hiện nay”.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày