Họa tùng khẩu xuất

họa từ miệng ra - Ảnh minh họa
họa từ miệng ra - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GN - Cổ nhân có dạy: “Họa tùng khẩu xuất” (họa từ miệng ra).

Những việc gây tổn đức không phải ngày nào ta cũng có thể làm; nhưng những lời gây tổn đức, những lời khó nghe, những lời bất chính... rất có thể được ta nói ra hàng ngày.

Theo thời gian, khi việc tổn đức do khẩu nghiệp gây ra tích tụ càng nhiều, phúc báo sẽ dần biến mất. Vì vậy, chủ nhân của nghiệp ấy cả đời sẽ lao đao, vất vả.

Có người nói, tôi không làm việc gì xấu cả nhưng sao vẫn cực khổ. Nên nhớ rằng, những khẩu nghiệp kia có thể làm phúc báo của bạn hao tổn một cách nhanh chóng và từ đó làm mất đi vận may, khiến cuộc sống của bạn không suôn sẻ.

Cổ nhân thường dạy, lời nói do tâm sinh. Nếu miệng luôn nói những lời không tốt, chê trách, nguyền rủa, mắng nhiếc người khác đều sẽ bị tổn đức, mất đi phúc báo. Chê bai người lớn tuổi hơn cũng có thể khiến mất đi phúc báo. Có những cặp vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn, ngay đến cả cha mẹ, tổ tông nhà chồng (vợ) cũng đều bị mang ra nguyền rủa. Điều này sẽ tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng.

Cứ như vậy, gia cảnh ngày càng khốn đốn, vì bởi phúc báo đều đã theo những lời mắng nhiếc chửi bới kia bay đi hết rồi. Vì vậy, cái quan ải tạo khẩu nghiệp này, trong cuộc sống chúng ta nhất định nên chú ý. Miệng nên nói những gì có thể giữ được đức, đừng chua ngoa, nói lời xấu ác với người, như vậy mới có thể giữ lại phước lành.

Phúc báo chính là nhân duyên hòa hợp, là sự thể hiện của một loại trường năng lượng, tương thông với nguồn năng lượng ấy có trong vũ trụ, trong người khác.

Người luôn oán trời trách đất, không trân quý những gì họ đang có, thường sinh tâm oán giận, lại thông qua miệng lưỡi không ngừng thốt lời chê trách, nói xấu người khác thì phước lành của họ cũng nhanh chóng bị mất đi.

Người miệng luôn nói lời tốt đẹp, trong tâm cũng đầy thiện lương, thuật lại những lời hay ý đẹp trong kinh Phật, nói những điều mềm mỏng thiện lương, làm vui lòng người khác thì sẽ được phúc báo lớn lao.

Thế nào là một trái tim thiện lương? Trước tiên, đó chính là tâm biết đủ và biết ơn. Biết đủ chính là một loại thành quả. Người khi càng tu hành càng biết thế nào là đủ. Với bất kể hoàn cảnh nào họ đều luôn biết đủ, và biết tạ ơn, như vậy mới có thể tiến bộ.

Hiểu người không nên nói hết, giữ lại ba phần để họ tự hiểu, lưu chút khẩu đức cho bản thân.

Trách người không nên trách hết lời, giữ lại ba phần để họ tự hiểu, lưu chút độ lượng cho bản thân.

Dù có tài năng cũng đừng nên kiêu ngạo, giữ lại ba phần để người khác tự hiểu, lưu chút hàm ý lại cho bản thân.

Dù có lợi thế vượt trội cũng không nên lộ hết ra, giữ lại ba phần để người khác tự hiểu, lưu lại sự hội tụ sâu lắng cho bản thân.

Dù thành công cũng đừng nên đi khoe khoang, lưu lại ba phần cho người khác tự biết, lưu lại sự khiêm tốn cho bản thân.

Kiên Tuệ/BGN

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày